Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 33)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1.5. Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế

Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế được ghi nhận

trong lời mở đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc: “tạo điều kiện để đảm bảo công lý

và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật

quốc tế” hay tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc thì “tất cả các thành viên Liên hiệp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.

Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế cũng được ghi nhận

trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc (do Đại

hội đồng thông qua năm 1970) “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí

các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc. Mỗi quốc gia có

nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những nguyên tắc

và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện

với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo

những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung. Khi mà nghĩa vụ

phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của các thành viên Liên hiệp quốc theo Hiến chương Liên hiệp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương

sẽ có ưu thế hơn”.Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 là văn bản có

hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế quy định:

mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều rang buộc các bên tham gia và điều được các

Trong chống khủng bố quốc tế, nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia phải thi hành nghiêm chỉnh và có hành động thực tế để đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật

quốc tế ràng buộc đối với mình . Nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an LHQ quy định

ràng buộc các quốc gia tham gia tham gia ký kết phải “bổ sung các biện pháp để tiến

hành hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và trừng trị trong phạm vi lãnh thổ của mình, thông qua các phương thức hợp pháp, việc tài trợ và chuẩn bị cho bất kỳ hành vi khủng bố nào”.

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)