5. Kết cấu luận văn
2.4.2.2. Tương trợ tư pháp hình sự
Để mọi hành vi khủng bố đều bị phát hiện và người phạm tội đều bị đưa ra xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo hoạt động đấu tranh chống khủng
bố có hiệu quả thì các hoạt động tố tụng của cơ quan nhà nước phải được tiến hành.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia, hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng một nước chỉ có thẩm quyền thực hiện trên phạm vi lãnh thổ nước đó trong khi
công tác đấu tranh chống khủng bố cũng như các tội phạm khác cho thấy nhiều trường
hợp công tác này chỉ có hiệu quả nếu có sự giúp đỡ của nước ngoài trong hoạt động tố
tụng. Chính vì thế các công ước quốc tế về chống khủng bố quy định về nghĩa vụ của
các quốc gia trong việc tương trợ tư pháp về hình sự. Cụ thể như sau:
- Trao đổi thông tin, tài liệu về tội phạm:
Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia phải
dành cho nhau sự hỗ trợ tối đa trong việc trao đổi, cung cấp các thông tin có liên quan
đến một trong các hành vi phạm tội được nêu ra tại các công ước. Các quốc gia có
nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ… liên quan đến tội phạm để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Đây là quy định được hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố ghi nhận, cụ thể Điều 10 Công ước quốc tế
về chống khủng bố bằng bom quy định: “Các quốc gia thành viên phải dành cho nhau sự hỗ trợ tối đa trong điều tra, thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ với các tội phạm quy định tại Điều 2, kể cả giúp đỡ trong việc thu thập chứng cứ mà các quốc gia đó đang có cần thiết cho việc tiến hành các thủ tục tố tụng”. Công ước quốc tế về trừng
trị hành vi tài trợ khủng bố còn quy định các quốc gia thành viên không được từ chối
yêu cầu tương trợ tư pháp vì lý do bí mật ngân hàng và yêu cầu mỗi quốc gia phải thiết
lập cơ chế để chia sẻ với các quốc gia thành viên khác thông tin hoặc chứng cứ cần
thiết cho việc xác định trách nhiệm hình sự.
- Bắt giữ tội phạm:
Hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định quốc gia thành
viên nơi người phạm tội hoặc người bị coi là phạm tội đang có mặt phải tiến hành bắt
giữ và giam giữ người đó hoặc các biện pháp khác để đảm bảo sự có mặt của người đó. Việc bắt giữ, giam giữ hoặc các biện pháp khác đương nhiên tuân theo pháp luật quốc
gia sở tại nhằm mục đích tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ.
Quốc gia thành viên công ước cũng phải có nghĩa vụ tiếp nhận người phạm tội do
thuyền trưởng tàu biển hay người chỉ huy tàu bay giao cho và thực hiện các biện pháp
Trong quá trình bắt giữ, giam giữ người phạm tội hoặc người bị tình nghi là phạm tội quốc gia tiến hành cũng phải điều tra sơ bộ về vụ việc và thực hiện các biện
pháp cần thiết để đảm bảo quyền của người bị giam giữ như hỗ trợ người đó trong việc
liên lạc ngay với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là công dân, thông báo cho quốc gia đó hoặc cho bất kỳ quốc gia nào khác có liên quan về việc
giam giữ đó, lý do, hoàn cảnh giam giữ. Quốc gia giam giữ tiến hành điều tra sơ bộ về
vụ việc phải thông báo ngay những phát hiện của mình cho các quốc gia liên quan và nêu rõ là quốc gia có ý định thực hiện quyền tài phán hay không.
- Tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội phạm:
Quốc gia thành viên nơi người phạm tội có mặt nếu không dẫn độ thì phải có
nghĩa vụ chuyển vụ việc này cho các cơ quan có thẩm quyền của mình để truy tố, xét
xử thông qua thủ tục tố tụng theo pháp luật của quốc gia đó, dù tội phạm được thực
hiện trên lãnh thổ đó hay không và không có bất cứ ngoại lệ nào. Các cơ quan nói trên
phải ra quyết định theo cách tương tự như đối với các tội phạm thông thường có tính
chất nghiêm trọng theo pháp luật quốc gia đó.
Người đang bị tiến hành thủ tục tố tụng có liên quan đến một tội phạm được nêu
ra trong các công ước quốc tế về chống khủng bố phải được đảm bảo đối xử công bằng
trong tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả việc được hưởng tất cả các quyền và các
đảm bảo được quy định trong pháp luật quốc gia nơi người đó có mặt.
Để đảm bảo giám sát việc thực thi các công ước một cách chặt chẽ, một số công ước quy định quốc gia thành viên công ước, nơi người phạm tội bị truy tố phải thông
báo kết quả cuối cùng của quá trình tố tụng cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Tổng thư
ký Liên hợp quốc phải chuyển thông báo đó cho các quốc gia khác có liên quan cũng như cho các tổ chức quốc tế liên chính phủ có liên quan.
- Dẫn độ tội phạm:
Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ tư pháp được quy định tại các công ước
quốc tế về chống khủng bố. Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng
bố, các quốc gia thành viên phải cam kết coi các tội phạm quy định tại các công ước là tội phạm có thể bị dẫn độ, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối việc dẫn độ.
Quốc gia nơi người phạm tội có mặt nếu không xét xử thì phải thực hiện dẫn độ tội
phạm cho một trong các quốc gia đã xác định quyền tài phán đối với tội phạm đó theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố cũng như hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa các bên. Ví dụ, Điều 11 Công ước quốc tế về chống khủng bố
bằng bom quy định: “Vì mục đích dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp, không một tội phạm nào quy định tại Điều 2 được coi là tội phạm chính trị hoặc tội phạm do động cơ chính
trị. Theo đó yêu cầu dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp dựa trên tội phạm nói trên không thể bị từ chối duy nhất vì lý do tội phạm đó liên quan đến tội phạm chính trị hoặc gắn
với tội phạm chính trị hoặc tội phạm do động cơ chính trị”. Điều 14 Công ước quốc tế
về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố cũng có quy định tương trợ như trên, tuy nhiên vì tính chất đặc thù của Công ước có liên quan đến lĩnh vực tài chính nên đã bổ sung thêm quy định: “Để thực hiện việc dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp, không một tội phạm
nào nói tại Điều 2 được coi là tội phạm tài chính. Vì vậy, các quốc gia thành viên
không được từ chối yêu cầu dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp chỉ vì lý do có liên quan
đến tội phạm tài chính” (Điều 13 Công ước).
Tuy nhiên, để tránh sự tùy tiện trong việc yêu cầu dẫn độ và quan trọng hơn là
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị yêu cầu dẫn độ các công ước cũng quy định các trường hợp được từ chối dẫn độ. Điều 9 Công ước quốc tế về trừng trị
các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973, Điều 12 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997, Điều 15 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố quy định các trường hợp từ chối
dẫn độ, đó là nếu quốc gia thành viên được yêu cầu có lý do chắc chắn để cho rằng yêu cầu dẫn độ đối với tội phạm hoặc yêu cầu tương trợ tư pháp đối với tội phạm đó là nhằm mục đích truy tố hay trừng phạt một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc
tịch, nguồn gốc sắc tộc hay chính kiến của người đó hoặc có lý do chắc chắn để cho
rằng việc chấp nhận yêu cầu dẫn độ sẽ làm phương hại đến tình trạng của người đó vì bất cứ lý do nào nêu trên.
Để thuận lợi cho việc thực hiện dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia thành viên,
các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định việc các quốc gia có thể coi các công ước là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ tội phạm nếu giữa hai quốc gia thành viên
công ước (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nào. Vấn đề này được quy định tại Điều 8 Công ước quốc tế về
trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức
ngoại giao năm 1973, Điều 11 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999, Điều 11 Công ước quốc tế về trấn áp các hành vi bất hợp pháp chống lại an
toàn hành trình hàng hải… Cụ thể, Điều 8 Công ước quốc tế về trừng trị các tội phạm
chống lại người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao quy định:
“Nếu một quốc gia thành viên đòi hỏi việc dẫn độ phải trên cơ sở một điều ước đang
có hiệu lực nhận được yêu cầu dẫn độ của một quốc gia thành viên khác trong khi hai
nước chưa ký kết một điều ước nào về dẫn độ và nếu quốc gia đó quyết định dẫn độ thì có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ cho các tội phạm đó”.
Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của các quốc gia là chủ yếu thì trong các công
ước quốc tế về chống khủng bố còn quy định quyền, nghĩa vụ của các đối tượng khác như quyền của tội phạm, người bị tình nghi thực hiện tội phạm, quyền, nghĩa vụ của thuyền trưởng tàu biển, người chỉ huy tàu bay đang trong chuyến bay v.v...