5. Kết cấu luận văn
1.4.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về đấu tranh
chống khủng bố
Lịch sử của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hình thành và phát triển gắn liền với tiến trình phát triển của khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. Bắt đầu
từ những tập quán về dẫn độ tội phạm hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia về tương trợ tư pháp, dần dần những nỗ lực quốc tế nhằm pháp điển hóa pháp luật quốc
tế về chống khủng bố đã được tiến hành trên quy mô đa phương và toàn cầu.
Nguyên nhân dẫn đến Hội quốc Liên (tiền thân của Liên hiệp quốc) soạn thảo Công ước về đấu tranh chồng khủng bố đầu tiên của tiên của cộng đồng quốc là sau sự
kiện Vua Nam Tư Adekxandro I và Bộ trưởng pháp Lui Bartu bị sát hại ở Marseille
ngày 10/9/1934. Ngày 10/13/1934, Hội nghị Quốc Hội quốc liên đã thông qua một văn
kiện quan trọng về chống khủng bố. Trong đó, quy định rằng các quốc gia có trách nhiệm không được khuyến khích và không được cam chịu để bọn khủng bố hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia mình, dưới bất kì hình thứ nào và với bất kì mục đích nào, đặc biệt là mục đích chính trị. Mỗi quốc gia, không được vì bất cứ lý do gì mà xem nhẹ việc ngăn ngừa,
trấn áp và trừng trị các hành vi khủng bố. Vì các mục đích nói trên, các quốc cần tạo mọi điều kiện để quốc Chính phủ đấu tranh chống khủng bố45.
Hội nghị Hội quốc liên đã ghi nhận rằng, trong luật quốc tế hiện đại chưa có đầy đủ
các quy phạm pháp lý quốc tế. Do đó, đang còn thiếu cở sở pháp lý cần thiết cho sự
hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực chống loại tội phạm nguy hiểm này. Dự thảo Công ước về phòng ngừa và trừng trị các hành vi khủng bố đã được Đại Hội Đồng
Hội quốc liên thông qua ngày 16/3/1937.
Liên hiệp quốc, sau khi thành năm 1945, đã tiếp tục kế thừa và phát huy vai trò của mình trong công cuộc chống khủng bố quốc tế. Đặc biệt là vụ việc đầy bi thảm
xảy ra vào tháng 2/1972 tại Munich. Bọn khủng bố đã bắt giữ các vận động viên của đội tuyển Israel. Sau vụ việc đó, cộng đồng quốc tế nhận thấy đã đến lúc phải hợp tác
với nhau thành sức mạnh của cả cộng đồng nhằm đối phó với khủng bố.
Tháng 12/1972, Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 3034 về cấm khủng bố dưới mọi hình thức. Trên cơ sở của Nghị quyết này, Liên hiệp quốc đã thành lập Ủy ban đặc biệt về chống khủng bố quốc tế, với sự tham gia của đại diện 34 quốc gia,
nhằm mục đích kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc tham gia chống khủng
bố phù hợp với quyền và nghĩa vụ là thành viên Liên hiệp quốc.
45
Năm 1994, Liên hiệp quốc một lần nữa đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến
khủng bố bằng việc thông qua Tuyên bố nhằm xóa bỏ khủng bố quốc tế. Tuyên bố kêu gọi cá quốc gia không tổ chức, hỗ trợ hay tham gia vào các hoạt động khủng bố.
Tuyên bố đã nhấn mạnh rằng, các quốc gia là thành viên Liên hiệp quốc cần khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bốnày và đảm bảo hợp tác có hiệu quả giữa các quốc
gia thành viên Liên hiệp quốc trong đấu tranh chống khủng bố, nhằm ngăn chặn kịp
thời và có hiệu quả mọi hành động liên quan đến khủng bố. bất kì ai tham gia vào hoạt
khủng bố, kể cả việc cung cấp tài chính, kế hoạch hóa các hành vi khủng bố hoặc là xúi giục thực hiện khủng bố, đều bị đưa ra xét xử. Các quốc cần khẳng định việc thực
các cam kết của mình phù hợp với các định chế của Hiến chương Liên hiệp quốc, với
các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm được công nhận chung của luật quốc tế, bao
gồm cả chuẩn mực của quốc tế về quyền con người. Các quốc gia cần hỗ trợ nhau
trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và tiêu diệt khủng bố.
Năm 1996, trong văn bản bổ sung cho Tuyên bố nói trên đã ghi nhận thành lập Ủy ban đặc biệt về chống khủng bố. Tại kỳ họp lần thứ 51 ngày 16/1/1997, Nghị
quyết đặc biệt bổ sung cho Tuyên bố trên đã được thông qua. Trong đó, kêu gọi các
quốc gia thành viên Liên hiệp quốc cần ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các thỏa thuận quốc tế, phát triển sự hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp
luật về thủ tục tư pháp nhằm tăng cường điều tra và thu thập chứng cứ, cũng như
nhằm mục đích phát hiện, phòng ngừa và trừng trị các hành vi khủng bố.
Sau hàng loạt vụ khủng bố vào tháng 8 vá tháng 9 năm 1999 ở Matxcơva, ở
Buinac, ở Volga-Đôn, Tổng thư ký Liên hiệp quốc K.Annan đã tuyên bố rằng, Liên hiệp quốc cần nổ lực hơn nữa trong đấu tranh chống khủng bố. Đó là chủ đề chính đã
được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 56 Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc và tại Hội nghị
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ngày 19/10/1999, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốcđã thông qua Nghị quyết đặc biệt
buộc tội vô điều kiện với tất cả các hành vi, các hình thức hoạt động khủng bố mà có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Không chấp nhận bất cứ lời biện hộ nào, kể cả
nguyên nhân và hình thức, cũng như khủng bố xảy ra ở đâu và do ai thực hiện.
Sự hàng loạt các sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ, vụ khủng bố ở Bali (Indonesia) ngày 12/10/2002, Matxcơva ngày 23/10/200, ở Bogota (Colombia) ngày 7/2/2002, ở Madrit (Tây Ban Nha) ngày 11/3/2003 và các sự kiện gần đây đã chứng minh đã chứng minh với thế giới rằng vấn đề đối phó với khủng bố hiện nay đã trở nên khó khăn hơn đối với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sự kiện 11/9/2001 đã trở thành bước ngoặt, làm cho cuộc chiến chống khủng bố trở nên kiên quyết hơn và
chiến thứ ba”, ngày 12/9/2001 một ngày sau sự kiện 11/9/2001, Hội đồng Bảo an
Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 1368, kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cố gắng hơn nữa việc phòng ngừa và trấn áp khủng bố, cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các quốc gia
trong việc ban hành pháp luật phù hợp với cá Công ước và Nghị quyết của Liên hiệp quốc và của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Theo sáng kiến và Dự thảo Công ước về đấu tranh chống các khủng bố hạt nhân của
Liên Bang Nga, Liên hiệp quốcđã thông qua dự thảo Công ước này tại kỳ họp lần thứ 60 của Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc. Công ước về đấu tranh chống các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005 đã củng cố thêm cơ sở pháp lý để cộng đồng quốc tế đấu tranh chống khủng bố và
đã nhận được sự ủng hộ và tham gia ký kết của nhiều nước trên thế giới.
Hội nghị quốc tế về an ninh hàng không được tổ từ ngày 30/8 đến 10/9/2010 chức tại
Bắc Kinh (Trung Quốc). Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan
đến hàng không dân dụng quốc tế được thông qua vào ngày 10/9/2010.
Như vậy, nếu tính từ năm 1963 đến nay, với sự tham gia của nhiều tổ chức phi
chính phủ, Liên hiệp quốc đã thông qua 14 Công ước và Nghị định thư về đấu tranh
chống khủng bố và biểu hiện của khủng bố. Các văn bản đó bao gồm:
1. Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, 1963; 2. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, 1970;
3. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng, 1971;
4. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo
hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao, 1973;
5. Công ước về chống bắt cóc con tin, 1979;
6. Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân, 1979;
7. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, 1988;
8. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988;
9. Nghị dịnh thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của các công
trình cố định trên thềm lục địa, 1988;
10. Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết, 1991;
11. Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom. 1997;
12. Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ khủng bố, 1999;
13. Công ước chống khủng bố hạt nhân, 2005;
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ