Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1.7. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Trong luật quốc tế hiện đại, các quốc gia đều có chủ quyền, bình đẳng với nhau

về chủ quyền, hành động với tư cách là chủ thể độc lập. Các quốc gia đang tồn tại và phát triển trong mối quan phụ thuộc lẫn nhau, vì thế không một quốc gia quyền nào mong muốn mình bị cô lập với cộng đồng quốc tế, vì lợi ích của quốc gia mình và cũng như lợi ích chung của công động quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác

với nhau, đặc biệt là trong các vấn đề toàn cầu. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ

hợp tác được quy định Điều 56 Hiến chương Liên hiệp quốc “…các hội viên Liên hiệp

quốc cam kết bằng hành động chung và riêng cộng tác với Liên hiệp quốc”.

Nguyên tắc trên được cụ thể trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc

tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên phù hợp với

Hiến chương Liên hiệp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970) “Mọi quốc gia có

nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của

các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ

chính trị và văn hóa. Vì mục đích đó: a) Mọi quốc gia sẽ hợp tác với quốc gia khác để

duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; b) Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn

trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc

loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; c) Mọi quốc gia sẽ thực

hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế,văn hóa, kĩ thuật và

thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ…”.

Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về chống khủng bố, nguyên tắc này là nguyên tắc nền tảng để hình thành lên các điều ước quốc tế cũng như các tập quán quốc tế về

hợp tác giữa các quốc gia trong chống khủng bố quốc tế. Nó được thể hiện rất rõ nét

trong các quy định cụ thể về nghĩa vụ hợp tác với nhau về tư pháp, về dẫn độ, về trao đổi thông tin…Ví dụ trong Nghị quyết 1373 Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc năm

2001 kêu gọi “3. Kêu gọi tất cả các quốc gia: (a) Tìm cách tăng cường và thúc đẩy

việc trao đổi thông tin tác nghiệp, đặc biệt là thông tin về hành động và sự di chuyển

của các cá nhân hoặc mạng lưới khủng bố; giấy tờ đi lại giả mạo; buôn bán vũ khí,

vật liệu nổ hoặc các vật liệu gây nổ có độ nhạy cao; việc các nóm khủng bố chiếm hữu

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)