5. Kết cấu luận văn
2.1.1.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Trong Hiến chương
Liên hiệp quốc quy định tại khoản 2 Điều 1 “phát triển hữu nghị giữa các dân tộc trên
cơ sở tôn trọng các quyền bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Tuyên bố của
Liên hiệp quốc năm 1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế khẳng định “Việc thiết
lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác
hoặc liên kết với quốc gia đó, cũng như thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự quyết là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Trong lịch sử quan hệ
quốc tế, quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo nghĩa là một dân tộc hoàn toàn tự
dotrong việc tiến hành đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước.
Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về chống khủng bố, nguyên tắc này yêu cầu
cộng đồng quốc tế phải phân biệt rõ giữa khủng bố và chiến tranh du kích để thực hiện
quyền tự quyết hay giải phóng dân tộc. Trong lịch sử loài người, tuy hành vi khủng bố
và chiến tranh đều là hoạt động bạo lực làm cho kẻ thù chịu khuất phục ý chí của
mình. Nhưng giữa hành vi khủng bố và chiến tranh có sự khác biệt rõ ràng. Đầu tiên xết về chủ thể tiến hành bạo lực, chủ thể tiến hành chủ yếu của chiến tranh là các tổ
chức vũ trang chính quy (quân đội), còn chủ thể tiến hành các hành vi khủng bố là những phần tử khủng bố phi chính quy có thể đã qua huấn luyện. Tiếp đến là mục tiêu tấn công, đối tượng tấn công chủ yếu của chiến tranh là nhân lực quân sự và cơ sở
quân sự của đối phương, còn đối tượng chủ yếu của hành vi khủng bố là sát hại những người phi vũ trang. Sau cùng là tính công khai của hành vi, chiến tranh là sự giao
chiến được tiến hành công khai, hành vi khủng bố thì dung thủ đoạn lén lút, tấn công
bất ngờ làm cho đối tượng không kịp trở tay gây tổn thất lớn nhằm dạt mục đích. Để
nhận được sự thừa nhận ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thoát khỏi ách áp bức thì đòi hỏi các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập phải lựa chọn con đường đấu tranh phù hợp với luật quốc tế.