Pháp luật chông khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 36)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.1. Pháp luật chông khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không

phép xâm phạm hay hạn chế quyền con người cơ bản

Khủng bố luôn đe dọa dến sự tồn tại của con người, nên trong cuộc chiến chống

khủng bố, luật quốc tế về bảo vệ quyền con người đặc biệt được chú trọng. Quyền con người đã vượt qua giới hạn biên giới mặc định của quốc gia, quyền đó không chỉ được điều chỉnh bởi luật quốc gia (công dân hoặc cá nhân với nhà nước), mà còn bằng luật

pháp quốc tế.

Pháp luật chống khủng bố và các hoạt động chống chống khủng bố suy cho cùng cũng chỉ để bảo an ninh cho con người trước những hành động khủng bố. Các quốc gia đang giằn co lựa chọn giữa an ninh cho việc chống khủng bố và quyền con người, nếu

lựa chọn an ninh thì tất yếu dẫn đến việc quyền con người bị hạn chế hoặc xâm phạm,

nếu lựa chọn không xâm phạm hoặc hạn chế quyền con người thì hiệu quả chống

khủng bố khó đạt được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người

trong chống khủng bố, vấn đề nhân quyền và chống khủng bố được nhấn mạnh trong

các Nghị quyết của Đại hội đồng cũng như Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp

quốc. Nghị quyết số 1456 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã nhắn mạnh rằng

Các quốc gia phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp chống khủng bố phải tuân thủ tất

cả các nhĩa vụ của mình theo luật quốc tế, đặc biệt đối với quy định pháp luật về

quyền con người, quyền của người tị nạn và pháp luật nhân đạo quốc tế”. Chiến lược

chống khủng bố toàn cầu của Liên hiệp quốc được các quốc gia thành viên thông qua ngày 8/9/2006 dưới dạng một Nghị quyết “Để tái khẳng định rằng các quốc gia phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp chống khủng bố phải tuân thủ tất cả các nhĩa vụ của

mình theo luật quốc tế, đặc biệt đối với quy định pháp luật về quyền con người, quyền

của người tị nạn và pháp luật nhân đạo quốc tế”.

Theo khoản 1 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định “Tất cả mọi người điều bình đẳng trước Tòa án và cơ quan tài phán. Bất kỳ người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị”. Vấn đề đặt ra là, ngay cả với kẻ khủng bố hay là tình nghi khủng bố thì họ vẫn là con người, vì vậy họ cũng có quyền con người và có những quyền cơ bản buộc phải tôn trọng, trong đó có quyền được xét xử một cách công bằng. Quyền được hưởng một phiên tòa công bằng là một trong những quyền cơ

bản của con người. Nhưng đối với những vụ việc liên quan đến khủng bố thí các

nguyên tắc cơ bản liên quan đến phiên tòa công bằng thường không được áp dụng, đó

đoán cố tội”), nguyên tắc công bằng giữa tội phạm và hình phạt (luôn có xu hướng tăng nặng hình phạt đối với tội phạm khủng bố), quyền được giữ im lặng (tình nghi khủng bố thường bị tra tấn, ép cung), quyền được trợ giúp về mặt pháp lý (tội pham

khủng bố thường bị cản trở trong việc mời luật sư, phiên dịch).

Mặc dù các quốc gia luôn cam kết không hạn chế hoặc xâm phạm quyền con người nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác, quyền còn người từng ngày, từng giờ đang bị hạn chế, xâm phạm để đạt được mục đích chống khủng bố. Vì thế quy định

của pháp luật về chống khủng bố và hoạt động chống khủng bố do các quốc gia tiến

hành cần tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người. Các văn kiện quốc tế về

quyền con người đặt ra những giới hạn rõ ràng về những hành vi có thể tiến hành trong khi tấn công khủng bố. Các quốc gia cần nhận thức về những trách nhiệm đặt ra cho

họ trong nhiều văn kiện về quyền con người và ghi nhớ rằng những điều khoản cơ bản trong Công ước về quyền dân sự và chính trị không thể bị xâm phạm trong các hoạt động chống khủng bố.

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 36)