5. Kết cấu luận văn
2.1.1.1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Chủ quyền là thuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia. Trong
đó có quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia
thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề về đối nội và đối ngoại của quốc gia không
chịu sự áp đặt của quốc gia khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia
trong cộng đồng quốc tế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Hiếnchương Liên hiệp
quốc “Tổ chức Liên hiệp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các
quốc gia thành viên”.
Trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế, nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia khi
tiến hành các hoạt động chống khủng bố, các quan hệ hợp tác trong việc chống khủng
bố…phải tôn trọng chủ quyền và toàn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự lựa chọn các
biện pháp chống khủng bố, bình đẳng tham gia các quan hệ hợp tác chống khủng bố,
tham gia hoặc không tham gia các điều ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia
có quyền bảo lưu đối với khoản mà điều ước quốc tế về chống khủng bố cho phép bảo lưu và bỏ các điều khoản bảo lưu khi quốc nhận thấy cần thiết hoặc khi quốc gia đã
đáp ứng được các điều khoản mà trước đó mình bảo lưu, bình đẳng chủ quyền còn
được thể hiện thông qua việc quốc gia kiểm tra, giám sát các hoạt động chống khủng
bố của các tổ chức mà mình là thành viên trong suốt quá trình tham gia phù hợp với
Nguyên tắc này đã được các quốc gia thống nhất trong từng quy định tất cả các điều ước quốc tế về chống khủng bố. Ví dụ: Trong Công ước quốc tế về bắt cóc con tin năm 1979 nêu ở lời nói đầu như sau: “khẳng định lại quyền đình đẳng và tự quyết
của cá dân tộc như đã thừa nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc và tuyên bố về
các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế về hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo
Hiến chương Liên hiệp quốc, cũng như các nghị quyết của khác của Đại Hội đồng”; tại Điều 20 của Công ước về trừng trị tài trợ cho khủng bố năm 1999 quy định: “Các quốc
gia hành viên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của Công ước này theo phương
thức phù hợp với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”;…