5. Kết cấu luận văn
2.1.1.3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
Sự hình thành và phát sinh của của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp
quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay de dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Hiến chương Liên hiệp quốc đã ghi nhận hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với
tất cà các thành viên của cộng động quốc tế “Hội viên Liên hiệp quốc giải quyết các
tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”. Điều 33 của Hiến chương Liên
hiệp quốc quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các quốc gia thành viên có thể
lựa chọn để giải quyết tranh chấp “các bên tham gia tranh chấp quốc tế trước tiên phải
cố gắng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian,
hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các cơ quan hay tổ chức khu vực hoặc bằng
những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn”.
Trong quan hệ quốc tế về hợp tác chống khủng bố thì tranh chấp luôn là khả năng
tiềm ẩn, phát sinh trong quá trình hợp tác chống khủng bố như giải thích, áp dụng các điều ước sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của quan hệ hợp tác chống khủng bố, các tranh
chấp nếu không được giải quyết bằng nguyên tắc hòa bình trong thời gian dài thì tất
yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia tìm đến phương thức dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết, khi đó quan hệ quốc tế nói chung cũng như quan hệ hợp tác chống khủng bố nói riêng sẽ không duy trì được tính hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp được quy định trong hầu hết các Công ước, Nghị định thư về chống khủng bố. Ví dụ: Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 quy định: “Bất kỳ tranh chấp về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này giữa hai
quốc gia hoặc nhiều quốc gia ký kết, nếu không giải quyết được thông qua thương lượng, thì theo yêu cầu một trong các bên tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày yêu cầu giải quyết bằng trọng tài mà các bên không thỏa thuận được về tổ chức của trọng tài, thì bất kỳ bên nào trong các bên tranh chấp đó có thể yêu cầu đưa tranh chấp lên Tòa án quốc tế phù hợp với quy chế Tòa án”, các Công ước khác cũng có quy định về giải quyết tranh chấp tương tự.