Nghĩa vụ lập pháp

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 49)

5. Kết cấu luận văn

2.4.1. Nghĩa vụ lập pháp

Đây là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên công ước. Khi là thành viên của các công ước quốc tế về chống khủng bố, để giúp cho việc đấu tranh có hiệu quả chống lại

tội phạm này và cũng là một trong các hình thức thực hiện công ước, quốc gia phải có

nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của công ước mà quan trọng nhất là phải tội phạm hóa các hành vi được nêu ra trong ước. Đây là một trong những cơ sở giúp dễ dàng thực hiện việc tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm. Khi tội phạm hóa các hành vi

được quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia cần phải cân

nhắc đến tính chất nghiêm trọng của hành vi, đặc biệt là các hành vi được thực hiện

với mục đích nhằm gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng, các hành vi này không thể

biện minh được vì lý do chính trị, triết học, hệ tư tưởng, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo

hay những lý do khác. Điều 4 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom 1997 quy định: “Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định các

tội phạm quy định tại Điều 2 Công ước này là tội phạm hình sự theo pháp luật trong nước của mình; Trừng trị các tội phạm đó bằng các hình phạt thích đáng có tính đến

tính chất nghiệm trọng của tội phạm”. Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999 quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các biện

pháp cần thiết, kể cả ban hành pháp luật trong nước nếu thích hợp nhằm nhằm bảo đảm rằng trong mọi trường hợp các hành vi phạm tội thuộc phạm vi Công ước này

đều không thể biện minh được vì lý do chính trị, triết học, hệ tư tưởng, chủng tộc, sắc

tộc, tôn giáo hay những lý do khác”.

Trên thực tế hiện nay, các hành vi được nêu ra trong các công ước quốc tế về

chống khủng bố được hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định là tội phạm, mặc dù

dưới các tội danh khác nhau.

Bên cạnh việc tội phạm hóa các hành vi được nêu trong công ước, các quốc gia

còn phải nội luật hóa các quy định có tính chất phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm được

nêu ra tại các công ước và các quy định giúp cho việc dễ dàng hợp tác giữa các quốc

gia. Ví dụ, quốc gia phải ban hành các quy định để cấm và ngăn ngừa việc vận chuyển

vào hoặc ra khỏi lãnh thổ của mình các vật liệu nổ không được đánh dấu; ban hành các

quy định để kiểm soát chặt chẽ và hữu hiệu đối với việc sở hữu, chuyển giao quyền sở

hữu các vật liệu nổ quy định tại Phụ lục Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo nhằm

mục đích nhận biết năm 1991. Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999 cũng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải ban hành các quy định để giúp

cho việc xác minh, phát hiện, phong tỏa, thu giữ tiền bạc có khả năng được sử dụng để

cung cấp cho các hoạt động khủng bố hoặc tiền bạc có nguồn gốc từ các tội phạm.

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 49)