Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và trừng trị

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.2. Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và trừng trị

không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố.

Khủng bố là vấn đề mang tính toàn cầu, để đạt được hiệu quả trong cuộc chiến

chống khủng bố, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác với nhau, đặc biệt là hợp tác

chống khủng bố quốc tế. Cho đến thời điểm hiện nay, cộng đồng thế giới vẫn chưa xây

dựng một định nghĩa chung về khủng bố, nguyên nhân xuất phát từ cách nhìn nhận

khủng bố trên lập trường chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước khác nhau. Bên cạnh

những lợi ích chung của cộng đồng quốc tế còn có lợi ích quốc gia, dân tộc. Cũng

giống như con người, lợi ích quốc không phải chỉ mỗi an ninh và quyền lực mà còn cả

sự thịnh thượng kinh tế với “cơm ăn, áo mặc” và những lợi ích khác.

Các quốc gia thường xuyên theo đuổi lợi ích này trong quan hê quốc tế, cho nên quan hệ quốc tế chính là sự đang xen của nhiều lợi ích khác nhau. Đối nội là một trong

những yếu tố tác động đến quan hệ quốc tế và quan hệ hợp tác chống khủng bố cũng

không ngoại lệ. Bởi quốc không phải là nhất thể, bên trong quốc gia còn có nhiều lực lượng cùng tham gia xác định lợi ích quốc gia và hoạch định chính sách đối ngoại. Các

lực lượng hay nhóm này thường có lợi ích đối kháng nhau. Khi chia sẽ và tham gia

như vậy, các nhóm thường đưa lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia hoặc ích nhất cũng

tìm cách tác động đến lợi ích quốc gia sao cho có lợi cho mình.

Do đó, lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại nhiều khi là sự đấu tranh, thỏa

hiệp, liên minh giữa các nhóm chứ không phải lúc nào cũng phán ánh lợi ích quốc gia.

vào quan hệ và tương quan giữa các nước chống khủng bố. Trong quan hệ hợp tác

chống khủng bố, các nước có mối quan hệ mật thiết, hay gọi cách khác là các quốc gia

đồng minh” thường rất tích cực hợp tác với nhau trong cuộc chiến trong khủng bố, vì họ có được các lợi ích từ việc hợp tác trong đó có lợi ích chính trị.

Trong khi đó, các quốc gia có mối quan hệ không mấy thân thiện với nhau hay có

sự canh tranh chiến lược với nhau thì thường không hợp tác, trái lại còn cản trở nhau.

Ví dụ điển hình là quan hệ Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, hai quốc gia thường có sự khác biệt nhau trong việc đưa ra danh sách các tổ chức khủng bố. Trong

khi Nga liệt nhóm lực lượng vũ trang Chechnya vào danh sách các tổ chức khủng bố

sau khi nhóm này tấn công vào Nhà hát Dubrovka bắt giữ 900 người làm con tin và

sau đó đã giết hại 130 người, thì nước Mỹ không cho là vậy, dưới con mắt của nước

Mỹ thì nhóm vũ trang Chechnya không phải là tổ chức khủng bố mà là “chiến sĩ tự

do”, những người mà theo nước Nga là những phần tử khủng bố lại được chào đón như người hùng ở nước Mỹ. Do đó, việc Nga yêu cầu dẫn độ những người thuộc nhóm

lực lượng vũ trang Chechnya về Nga đã không được chấp nhận, làm cho quan hệ giữa hai nước đã không mấy tốt đẹp trước đó lại càng xấu hơn. Nhận thức được tầm quan

trọng của sự hợp tác giữa các quốc gia, trong các điều ước đa phương về chống khủng

bố đều ghi nhận các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong việc ngăn ngừa và trừng trị khủng bố, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác, các quy định của pháp luật quốc tế sẽ bị vô hiệu hóa bởi chính sách hai tiêu chuẩn mà không ít quốc gia thường sử dụng vì lợi ích chính trị của mình.

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)