5. Kết cấu luận văn
2.1.1.2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực
Quá trình dân chủ hóa đời sống hóa đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến đến sự hạn
chế dùng vũ lực hay đe dọa dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế giữa các chủ thể luật
quốc tế với nhau. Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc quy định: “Tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực
hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kì quốc
gia nào, hoặc nhầm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hiệp
quốc”. Nguyên tắc trên được cụ thể trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc
tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên phù hợp với
Hiến chương Liên hiệp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970) như sau: “Tất cả
các quốc gia thành viên có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ
quốc gia nào, hoặc bằng bất kỳ cách thức nào không phù hợp với những mục đích của Hiến chương Liên hiệp quốc. Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng sẽ là quy phạm pháp
luật quốc tế và không bao giờ được sử dụng như là các biện pháp giả quyết tranh chấp
các quốc đề quốc tế”. Trong quá trình hợp tác quốc tế chống khủng bố thì việc nảy
sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi vì mỗi quốc gia
ngoài lợi ích chung còn có lợi ích riêng, và việc quốc gia đăt lợi ích riêng lên lợi ích chung là điều dễ hiểu. Trong pháp luật quốc tế về chống khủng bố tuy không có quy định cụ thể nào yêu cầu các quốc gia không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực nhưng nguyên tắc này được quán triệt xuyên suốt trong tất cả các quy định