Chức năng của Cục quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 34)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1.2 Chức năng của Cục quản lý cạnh tranh

Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP thì Cục QLCT thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ46.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cạnh tranh. Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính cao nhất, chịu trách nhiệm giám sát mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Điều 7 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền thống nhất quản lý các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, sau đó Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý chuyên ngành về cạnh tranh, trong cơ cấu bộ máy của Bộ Công thương thì Cục QLCT đảm nhận trọng trách quản lý về cạnh tranh. Cùng với đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành như các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp tích cực với Bộ Công thương trong việc quản lý về hoạt động cạnh tranh. Quy định thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh và phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thể hiện nguyên tắc quản lý hành chính là kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, duy trì trật tự quản lý trong hoạt động thương mại được xem là một trong những mục tiêu quan trọng của việc phát triển nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa47. Cục QLCT phân công các Phòng có nhiệm vụ, quyền hạn chuyên biệt về quản lý cạnh tranh.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệ thương mại. Cục QLCT thực hiện hai chức năng này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết hai chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệ thương mại.

Nhìn chung, Cục QLCT được quy định “ôm đồm” quá nhiều chức năng, từ việc điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến quản lý Nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. Trên thế giới không có một cơ quan QLCT nào quy định quá nhiều chức năng giống như ở Việt Nam, đặc biệt là bao gồm cả chức năng thực thi pháp luật về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục QLCT48.

46 Khoản 1 điều 1 Nghị đinh số 06/2006/NĐ-CP.

47

Lê Hoàng Oanh, Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 37.

48 Trương Hồng Quang, Cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam: những bất cập và phương hướng hoàn thiện,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội, số 6 (191), 2011, tr. 48.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

26

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 34)