Những quy định chưa phù hợp khác liên quan đến việc thực thi Luật Cạnh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 66)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2.3 Những quy định chưa phù hợp khác liên quan đến việc thực thi Luật Cạnh

Cạnh tranh của Cơ quan quản lý cạnh tranh

Một là, quá trình tố tụng cạnh tranh hiện nay diễn ra quá dài gây ra nhiều trở ngại cho tính hiệu quả xử lý của cơ quan QLCT. Nhìn lại việc điều tra và xử lý vụ việc xử phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận ấn định giá một số dịch vụ bảo hiểm vừa qua để thấy được quá trình tố tụng cạnh tranh rất mất thời gian, cũng như quá trình chậm trễ trong từng thủ tục phối hợp giữa Cục QLCT và HĐCT. Mốc thời gian trong việc điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận ấn định giá dịch vụ của 19 doanh nghiệp bảo hiểm102

.

Không đồng ý với quyết định xử phạt của HĐXLVVCT, doanh nghiệp Bảo hiểm Toàn cầu đã gửi đơn khiếu nại. Ngày 10/10/2013, HĐCT đã ra quyết định cuối cùng giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp Bảo hiểm Toàn cầu về Quyết định của HĐXLVVCT đối với vụ việc 12 doanh nghiệp Bảo hiểm thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm học sinh. Như vậy, toàn bộ quá trình tố tụng cạnh tranh kéo dài từ 18/11/2008 đến

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

58

10/10/2013 tương đương khoảng 4 năm để hoàn thành xong một vụ việc cạnh tranh, chưa kể đến trong trường hợp không đồng ý với quyết định khiếu nại đó, một trong các bên có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền để giải quyết. Chính vì vậy, dẫn đến tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của các bên tham gia có liên quan sẽ giảm tính hiệu quả của cơ quan QLCT và làm giảm độ tin tưởng cho các bên khi tiến hành yêu cầu cơ quan QLCT điều tra xử lý các chủ thể vi phạm.

Hai là, Hạn chế về hiệu lực không gian dẫn đến khả năng thực thi luật cạnh tranh của cơ quan QLCT kém hiệu quả. Phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ đối với các doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động ở Việt Nam. Nhưng trên thực tế nhiều vụ việc cạnh tranh xảy ra ở một nước mà lại ảnh hưởng đến nước khác, tương tự như thế hành vi phát sinh tại ở nước ngoài nhưng lại gây hậu quả tiêu cực tới thị trường Việt Nam, Cơ quan QLCT sẽ không có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trên. Việt Nam đã là thành viên của WTO, khi đó giao thương giữa các nước là không tránh khỏi dẫn đến các hành vi cạnh tranh xuyên quốc gia sẽ diễn ra. Các quan hệ cạnh tranh vô cùng đa dạng và phức tạp trên thị trường mang tính quốc tế, trong khi đó cơ quan QLCT lại không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc này sẽ là vô cùng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

Một bất cập nữa trong việc phân định thẩm quyền và phối hợp giữa cơ quan QLCT và các cơ quan nhà nước khác trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh. Cạnh tranh xuất hiện gần như trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nên các quy phạm pháp luật về cạnh tranh cũng được quy định ở nhiều văn bản khác nhau và những quy định đố cũng được thực thi bởi một số cơ quan quản lý chuyên ngành bên cạnh cơ quan QLCT. Điều này dẫn đến một trở ngại là các quy định và áp dụng các quy định không thống nhất với nhau đối với các hành vi cạnh tranh, có thể kể đến như thực thi các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh, sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng103,… Đơn cử như theo quy định của pháp luật cạnh tranh, trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia từ 30% đến 50% thì phải thông báo cho cơ quan QLCT104, trong khi đó theo quy định của pháp luật viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế105. Như vậy, cùng một vấn đề nhưng hai luật lại quy định hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản nào đề cập đến sự phân định và phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực

103 Tăng Văn Nghĩa, Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi Luật Cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, số 7 (231), năm 2007, tr. 34.

104 Khoản 1 điều 20 Luật Cạnh tranh năm 2004.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

59

thi pháp luật cạnh tranh. Sự phức tạp và chồng lấn về thẩm quyền theo các văn bản pháp luật giống nhau sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiến hành tố tụng và ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 66)