Cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 50)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.1Cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh

Bộ máy tổ chức của HĐCT gồm từ 11 đến 15 thành viên. Lãnh đạo của HĐCT là Chủ tịch HĐCT được bổ nhiệm từ các thành viên của HĐCT, giúp việc cho Chủ tịch có các phó chủ tịch và ủy viên, giúp việc cho HĐCT có Ban thư ký HĐCT (gọi tắt là Ban thư ký).

Thành viên của Hội đồng cạnh tranh. Khoản 1 điều 53 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định thành viên Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên được Bộ trưởng Bộ Thương mại đề nghị để Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Như đã

phân tích ở trên, các vụ việc hạn chế cạnh tranh thường rất phức tạp mà các bên liên quan trong vụ việc tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn, có thị phần đáng kể trên thị trường, các thành viên của HĐCT giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hành quyền tài phán, chính vì thế đòi hỏi phải có những con người thật giỏi để có thể đảm nhận trọng trách này. Như vậy, việc quy định Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là phù hợp với bản chất của một HĐCT. Mặc dù HĐCT là thường trực, nhưng một số thành viên trong HĐCT đảm nhận vai trò là ủy viên Hội đồng thì thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm, bán chuyên trách mang tính chất liên ngành, tức là vừa hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan chủ quản, vừa làm tròn công tác tại HĐCT. Vì tính chất quan trọng của HĐCT, muốn trở thành thành viên của HĐCT phải thỏa các tiêu chuẩn luật định82 sau đây để Thủ tướng Chính phủ có căn cứ để ra quyết định bổ nhiệm:

 Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quy định này cũng tương tự với quy định trong tiêu chuẩn của điều tra viên. Yêu cầu đặt ra cao hơn đối với tiêu chuẩn điều tra viên là phải có tinh thần bảo

vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt

động của Nhà nước và xã hội phải trên nền tảng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật xã hội chủ nghĩa83. Như vậy, quy định này nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh phải theo đúng quy định của pháp luật, vô tư và công bằng.

 Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính.

 Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm thuộc các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, tài chính. Tiêu chuẩn này đặt ra là để các thành viên HĐCT phải có bề dày kinh nghiệm thực tế để có thể xử lý các vụ việc một cách hiệu quả. Thời gian kinh nghiệm công tác của thành viên HĐCT tương đối dài hơn thời gian thực tế của điều tra viên. Có

82 Điều 55 Luật Cạnh tranh năm 2004.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

42

thể lý giải cho quy định này là tính chất phức tạp của vụ việc hạn chế cạnh tranh từ việc xử lý và xử phạt, giải quyết khiếu nại các hành vi vi phạm.

 Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được được giao. Tiêu chuẩn này mang tính chất tương đối, bởi lẽ phải trải qua thời gian làm việc mới có thể xác định được cá nhân nào hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời quy định này cũng tạo ra sự linh động trong việc bổ nhiệm của Thủ tướng khi phải cân nhắc bổ nhiệm thành viên HĐCT. Khoản 2 điều 55 Luật Cạnh tranh quy định nhiệm kỳ của thành viên HĐCT là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Nếu so sanh các tiêu chuẩn của điều tra viên thì tiêu chuẩn của HĐCT khắc khe hơn, do bởi HĐCT là cơ quan tài phán hành chính được Nhà nước giao cho chức năng xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh, còn điều tra viên chỉ giữ vai trò điều tra.

Lãnh đạo của Hội đồng cạnh tranh. Theo quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 05/2006/NĐ-CP thì lãnh đạo HĐCT là Chủ tịch HĐCT được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) trong số các thành viên của HĐCT. Khoản 2, khoản 3 điều 54 Luật này quy định hai nhóm nhiệm vụ của Chủ tịch HĐCT. Theo đó, Chủ tịch HĐCT thực hiện hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn chính với hai tư cách:

Với tư cách là người đúng đầu HĐCT thì Chủ tịch HĐCT có trách nhiệm lãnh đạo điều hành, tổ chức hoạt động cho HĐCT và được quy định cụ thể trong Quyết định số 293/QĐ-BCT ngày 15/01/2009 của Bộ Trưởng Bộ Công thương phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của HĐCT.

 Chủ trì, tổ chức triển khai các nội dung mang tính chuyên môn trong việc thực thi luật cạnh tranh vào trường hợp cụ thể, tổng kết công tác xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo lĩnh vực và theo năm, giải quyết các khiếu nại.

 Phân công nhiệm vụ cho các phó Chủ tịch HĐCT và thành viên HĐCT.  Thông qua chương trình công tác Hội đồng.

 Quyết định phạm vi và yêu cầu cụ thể về thông tin, tài liệu cần thu thập từ các tổ chức cá nhân liên quan để phục vụ cho các nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ khác.

Với tư cách là chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh tranh. Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng, thì Chủ tịch HĐCT có những nhiệm vụ, quyền hạn sau84

:

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

43

 Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Đây có thể xem là nhiệm vụ quan trọng của Chủ tịch HĐCT vì để có thể xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì nhất thiết phải thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

 Quyết định thay đổi thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên điều trần. Khi những người này thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Chủ tịch HĐCT ra quyết định thay đổi: Người thân thích với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh; Căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ không vô tư khi làm nhiệm vụ.

 Quyết định cử thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thay thế người bị thay đổi tại phiên điều trần khi có quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận yêu cầu thay đổi tại phiên điều trần.

 Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh theo đề nghị của chủ tọa phiên điều trần. Cục trưởng Cục QLCT và Chủ tịch HĐCT đều có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng cạnh tranh khác nhau mà mỗi chủ thể đứng đầu ra quyết định.

Tóm lại, chủ tịch HĐCT chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu bộ máy của HĐCT. Trên cương vị là người lãnh đạo của HĐCT thì Chủ tịch cần phải thể hiện vị trí đứng quan trọng của mình khi tổ chức hoạt động của HĐCT cũng như vai trò là người trực tiếp tiến hành tố tụng. Ngoài ra, giúp việc cho Chủ tịch có các Phó chủ tịch và các ủy viên phụ trách một công việc cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch.

Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP khẳng định giúp việc cho HĐCT có Ban thư ký HĐCT. Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký HĐCT. Sau đó, ngày 12/6/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định số 3864/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thư ký HĐCT. Theo đó, Ban thư ký HĐCT là cơ quan thuộc Bộ Công thương, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công thương, HĐCT trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giúp HĐCT tổ chức xử lý vụ việc cạnh tranh.  Giúp HĐCT giải quyết khiếu nại và tố tụng hành.

 Thực hiện công tác văn phòng phục vụ cho hoạt động của HĐCT 85.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

44

Lãnh đạo ban thư ký HĐCT có Trưởng ban và các Phó trưởng ban, làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Bộ Trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch HĐCT về nhiệm vụ và hoạt động của Ban86

.

Chung quy lại, qua tìm hiểu các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thư ký HĐCT có thể thấy rằng vai trò của Ban thư ký này chỉ mang tính chất hỗ trợ hành chính cho HĐCT trong hoạt động xử lý vụ, giải quyết việc hạn chế cạnh tranh, chưa thực hiện được chức năng tham mưu về chuyên môn cho HĐCT.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 50)