Tổ chức bộ máy của Cục quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 40)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.3Tổ chức bộ máy của Cục quản lý cạnh tranh

Theo quy định tại điều 3 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Cục QLCT bao gồm: Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục QLCT; Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục QLCT; Các đơn vị khác trực thuộc Cục QLCT.

Thứ nhất, bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục QLCT. Bao gồm 6 ban và một văn phòng, trong đó có Ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện chức năng bảo vệ

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

32

quyền lợi người tiêu dùng, Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thực hiện chức năng phòng vệ thương mại, Ban hợp tác quốc tế thực hiện chức năng hợp tác quốc tế, văn phòng Cục và 3 Ban thực hiện chức năng quản lý cạnh tranh. Quyết định số 848/QĐ-BCT tại điều 3 quy định cơ cấu tổ chức Cục QLCT đã chi tiết thành các Phòng trực thuộc theo đúng quy định của luật về cơ cấu của Cục trực thuộc Bộ. Người viết tập trung nghiên cứu các Phòng thực hiện chức năng quản lý về cạnh tranh.

Phòng giám sát và quản lý cạnh tranh. Phòng này có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý, giám sát thực thi pháp luật cạnh tranh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây62:

 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và báo cáo Cục trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh;

 Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, dự án về bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh;

 Phát hiện và đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những quy định có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh;

 Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tập trung kinh tế, miễn trừ;

 Phát hiện và kiến nghị Cục trưởng ra quyết định điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

 Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ giúp Cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

 Rà soát các quyết định cho hưởng miễn trừ và kiến nghị Cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ theo quy định của pháp luật;

 Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;

 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, các quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội và các trường hợp miễn trừ;

 Chủ trì thực hiện công tác đàm phán trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương đối với nội dung về cạnh tranh;

62 Trang điện tử Cục quản lý cạnh tranh, Phòng giám sát và quản lý cạnh tranh, http://www.vca.gov.vn/DetailOrg.aspx?CateID=11&id=35, [truy cập ngày 10/09/2014].

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

33

 Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;

 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.

Phòng điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh. Phòng này có chức năng giúp Cục trưởng tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau63:

 Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

 Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh;

 Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành các hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

 Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường phục vụ công tác điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

 Thụ lý và thẩm định hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

 Kiến nghị Cục trưởng ra quyết định điều tra và phân công điều tra viên các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

 Tổ chức, hỗ trợ, giám sát hoạt động điều tra của điều tra viên đã được Cục trưởng phân công trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

 Hỗ trợ điều tra viên chuẩn bị hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để chuyển đến Hội đồng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

 Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;

 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.

Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phòng này giúp Cục trưởng tổ chức điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau64

:

63 Trang điện tử Cục quản lý cạnh tranh, Phòng điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, http://www.vca.gov.vn/DetailOrg.aspx?CateID=11&id=6, [truy cập ngày 10/09/2014].

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

34

 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;  Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Thụ lý và thẩm định hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Thu thập thông tin, thực hiện các nghiên cứu khoa học, chuyên đề và thị trường phục vụ công tác điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Kiến nghị Cục trưởng ra quyết định điều tra và phân công điều tra viên điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Tổ chức hỗ trợ và giám sát điều tra viên trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Theo dõi và đề xuất kiến nghị Cục trưởng xử lý các doanh nghiệp không thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Đề xuất phương án giải quyết các khiếu nại của doanh nghiệp về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

 Giúp Cục trưởng quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng.

Như vậy, Phòng giám sát và quản lý cạnh tranh sẽ thực hiện chức năng hành chính là kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thụ lý thẩm định hồ sơ được hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định, hoặc trình thủ tướng quyết định, Phòng điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh mang tính chất của cơ quan điều tra, thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh, còn việc xử lý giao cho HĐCT, Phòng điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện chức năng của cơ quan điều tra và xử lý. Phòng này sẽ thực hiện toàn bộ quá trình tố tụng cạnh tranh, ngoài ra Phòng này còn quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Việc phân chia các phòng trực thuộc giúp việc cho Cục QLCT chuyên ngành đảm bảo tính khoa học, không trùng lấn nhiệm vụ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong

64 Trang điện tử Cục quản lý cạnh tranh, Phòng điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, http://www.vca.gov.vn/DetailOrg.aspx?CateID=11&id=8, [truy cập ngày 10/09/2014].

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

35

Quyết định số 848/QĐ-BCT và các văn bản khác chỉ dừng lại quy định nhiệm vụ của Phòng, chưa thấy quy định cơ cấu tổ chức trong một phòng.

Thứ hai, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục QLCT. Trung tâm thông tin và Trung tâm đào tạo điều tra viên là hai tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục QLCT. Trung tâm thông tin được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, khai thác và hỗ trợ khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục QLCT 65. Trung tâm đào tạo điều tra viên được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT, thực hiện chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng66

.

Thứ ba, Các đơn vị khác trực thuộc Cục QLCT. Đó là văn phòng đại diện của Cục QLCT tại Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. Các văn phòng này có chức năng cung cấp thông tin, hỗ trợ hậu cần, bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động của Cục QLCT tại khu vực miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Phú Yên, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên) đối với văn phòng đặt tại Đà Nẵng, tại khu vực miền Nam (từ tỉnh Khánh Hòa trở vào) đối với văn phòng đặt tại Tp Hồ Chí Minh67

.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 40)