Tổ chức xử lý các vụ hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 54)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3.1Tổ chức xử lý các vụ hạn chế cạnh tranh

Thứ nhất, thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Khoản 3 điều 54 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định Chủ tịch HĐCT quyết định thành lập HĐXLVVCT. Khi

giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể thì bắt buộc phải thành lập Hội đồng này trên cơ sở phiếu trình của Ban thư ký. Thành viên trong Hội đồng này gồm ít nhất 5 thành viên chính thức và ít nhất 1 thành viên dự khuyết đồng thời chỉ định ít nhất 2 cán bộ ban thư ký làm nhiệm vụ thư ký phiên điều trần. Trong số các thành viên này phải thành lập Chủ tọa phiên điều trần. Chủ tọa phiên điều trần phải tập hợp các thành viên lại và chủ trì tiến hành phiên điều trần. HĐCT tiến hành hoạt động tố tụng của mình thông qua HĐXLVVCT được thành lập để giải quyết một vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể và sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ sẽ tự giải tán.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

46

Thứ hai, yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để có thể xử lý được vụ việc cạnh tranh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì HĐCT hay cụ thể là Chủ tịch HĐCT khi cần thiết phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh.

Thứ ba, Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Chủ tịch HĐCT là người quyết định có nên áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính hay không.

Tuy nhiên, HĐCT thực hiện nhiệm vụ tổ chức xử lý các vụ hạn chế cạnh tranh, thẩm quyền của HĐCT mà Luật Cạnh tranh năm 2004 trao cho vẫn bị hạn chế bởi những nội dung sau: Tổ chức xử lý, khiếu nại chỉ liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh theo luật định; Việc tổ chức xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh phải được thực hiện dựa trên kết quả điều tra của Cục QLCT; Về mặt tổ chức HĐCT không trực xử lý mà phải thông qua HĐXLVVCT khi giải quyết một vụ việc cụ thể; HĐCT không giải quyết hoàn toàn triệt để các vụ việc hạn chế cạnh tranh, theo Luật Cạnh tranh năm 2004, thủ tục tố tụng cạnh tranh được tiến hành để HĐCT xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại; Tòa án có thể can thiệp vào quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh khi HĐCT giải quyết khiếu nại mà các bên vẫn không đồng ý thì phát sinh quyền khởi kiện ra tòa án.

HĐCT là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Song xét về thực chất, cái bóng của Cục QLCT là quá lớn và có khả năng chi phối nội dung quyết định xử lý vụ việc. Theo các điều 100, 101, 102 Luật Cạnh tranh năm 2004, HĐCT có các quyền xử lý kết quả điều tra của Cục QLCT như sau: đình chỉ vụ

việc theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan QLCT hoặc dựa trên ý chí của người khiếu nại nếu người bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi và khắc phục hậu quả; Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nếu chứng cứ trong kết quả điều tra chưa đủ để kết luận về hành vi vi phạm; Mở phiên điều trần để giải quyết vụ việc. Do đó, trong trường hợp có sự xung đột

về kết quả điều tra của cơ quan điều tra với kết quả thẩm tra của HĐCT trong phiên điều trần sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Khoản 2 Điều 101 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định “Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được căn cứ vào kết

quả của việc hỏi tại phiên điều trần, tranh luận và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên điều trần”. Nếu như khi thẩm tra, kết quả cho thấy các chứng cứ do cơ quan

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

47

giá, song chứng cứ thu thập lại được tại phiên điều trần chưa đủ để kết luận về hành vi vi phạm thì HĐCT sẽ rất khó xử lý bởi lúc này không thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung87.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 54)