Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 53)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.2Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng cạnh tranh

Điều 80 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định HĐXLVVCT hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi tiến hành giải quyết vụ việc cạnh tranh, Điều 2 Nghị định

số 05/2006/NĐ-CP cũng đã khẳng định HĐCT là cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước độc lập. Như vậy nguyên tắc độc lập là nguyên tắc quan trọng nhất để bảo đảm sự bình

đẳng, công bằng trong hoạt động giải quyết của HĐCT. Các luận thuyết về pháp luật cạnh tranh đã nên quan điểm rằng tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan cạnh tranh hoạt động độc lập và hiệu quả. Nguyên tắc độc lập này không cho phép bất cứ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào có quyền can thiệp vào công việc giải quyết của HĐCT. Khi xử lý một vụ việc cạnh tranh cụ thể, HĐXLVVCT phải xem xét, đánh giá một cách khách quan từ những tài liệu, chứng cứ được cung cấp, nhìn nhận một cách tổng quát nhất, căn cứ vào những quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc không lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan điều tra tức Cục QLCT về xác định hành vi vi phạm, chế tài áp dụng cũng như không lệ thuộc ý kiến của cơ quan, cá nhân như Bộ Công thương hay Chủ tịch HĐCT. Tính độc lập còn thể hiện trong từng thành viên của HĐXLVVCT, mỗi cá nhân tham gia xử lý vụ việc phải đưa ra quan điểm riêng của mình. Theo pháp luật cạnh tranh, các quy định chức danh người đứng đầu các cơ quan cạnh tranh và thành viên HĐCT do Thủ tướng bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ tạo ra khe hở hình thành các mối quan hệ lệ thuộc về mặt nhân sự ngay từ ban đầu, thật khó để khẳng định tính độc lập của HĐCT khi mà Bộ Công thương chi phối gần như hoàn toàn tổ chức nhân sự của HĐCT.

Một điều cần quan tâm, theo nghiên cứu hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam có thể thấy rằng không có cơ quan Nhà nước nào quy định cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước độc lập mà chỉ có Tòa án nhân dân, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có chức năng thực thi pháp luật độc lập hoặc Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thực thi nhiệm vụ độc lập. Cần nhấn mạnh thêm nguyên tắc độc lập ở đây không có nghĩa

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

45

là hoàn toàn độc lập theo nghĩa không có mối quan hệ nào với các cơ quan Nhà nước khác.

Ngoài ra, HĐCT có các nguyên tắc khác được quy định tại điều 2 Quyết định số 293/QĐ-BCT.

HĐCT làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm tập thể Hội đồng với trách nhiệm tổ chức hoạt động của Chủ tịch Hội đồng.

Trong việc xử lý, giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh, HĐXLVVCT, HĐCT làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo đa số.

Thành viên của HĐCT giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền trách nhiệm đươc phân công, đúng trình tự thủ tục theo quy định của HĐCT.

Phối hợp công tác, trao đổi thông tin để giải quyết công việc và trong hoạt động phải theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Các cơ quan chủ quản có cán bộ được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là thành viên HĐCT phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 53)