Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 38)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.2Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Một trong những chủ thể quan trọng trong cơ cấu bộ máy của Cục QLCT đó là đội ngũ điều tra viên. Điều tra viên là một chức danh tố tụng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng nhằm thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể theo quyết định của Cục trưởng59. Theo quy định thì chỉ có việc bổ nhiệm không thấy quy định việc miễn nhiệm điều tra viên, song với quy trên thì Bộ trưởng Bộ Công thương cũng có quyền miễn nhiệm. Điều 52 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định về tiêu chuẩn của điều tra viên được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét bổ nhiệm điều tra viên một cách thật khoa học, khách quan, đúng pháp luật, nhằm đáp ứng công tác điều tra vụ việc cạnh tranh đạt hiệu quả. Theo quy định, muốn trở thành điều tra viên phải hội đủ tất cả các điều kiện sau:

Thứ nhất, Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc điều tra vụ việc cạnh tranh một cách vô tư, công bằng, trên nền tảng pháp luật. Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính hình thức, trên thực tế rất khó xác định được một người như thế nào là tốt, trung thực, khách quan, Bộ trưởng có thể biết được thông qua sơ yếu lí lịch hoặc quá trình làm việc của các ứng cử viên.

58 Khoản 3 điều 56 Luật Cạnh tranh năm 2004.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

30

Thứ hai, có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính. Quy định này được xây dựng trên cơ sở từ nội dung điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan chủ yếu đến các lĩnh vực pháp luật, tài chính, kinh tế. Yêu cầu đặt ra là điều tra viên phải có kiến thức sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật mà còn trong các lĩnh vực khác có liên quan đến các vụ việc đang điều tra nhằm bảo đảm tính chính xác khi đưa ra những nhận định của mình. Khoản này quy định giới hạn hai lĩnh vực chuyên môn là pháp luật và kinh tế, tài chính. Thiết nghĩ quy định này chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay khi mà các vụ việc cạnh tranh diễn ra hầu như trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng phức tạp.

Thứ ba, có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc lĩnh vực pháp luật, kinh tế, tài chính. Quy định này nhằm đảm bảo tính kinh nghiệm của điều tra viên. Điều tra là một quá trình thu thập thông tin, tài liệu rất phức tạp, điều tra viên phải có thực tiễn cọ xát với các vấn đề này, trong chừng mực nào đó tiêu chí tối thiểu 5 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế, tài chính mà các nhà làm luật đưa ra là phù hợp. Tuy nhiên, theo văn bản báo cáo rà soát các quy định của Luật Cạnh tranh của Cục QLCT thì cán bộ nhân viên của Cục QLCT hiện có đến hơn 80% những cán bộ mới ra trường hoặc ít hơn 5 năm kinh nghiệm60. Đây có thể xem là một hạn chế lớn trong nhân sự của Cục QLCT.

Thứ tư, được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra tức là phải được đạo tạo chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra và được cấp chứng chỉ tại Trung tâm đào tạo điều tra viên. Thông qua những tiêu chuẩn để trở thành điều tra viên làm căn cứ pháp luật để chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm các điều tra viên xứng đáng. Như vậy, trên nền tảng những điều kiện luật định Cục trưởng phải thật kỹ lưỡng chọn lựa những điều tra viên thích hợp để đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm.

Điều 77 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định khi tiến hành tố tụng cạnh tranh thì Điều tra viên có những quyền hạn sau:

 Yêu cầu tổ chức cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc cạnh tranh;

 Yêu cầu bên bị điều tra cung cấp tài liệu, giải trình liên quan đến vụ việc bị điều tra;

 Kiến nghị cơ quan quản lý cạnh tranh trưng cầu giám định;

 Kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến vụ việc cạnh tranh;

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

31

 Điều tra viên tùy theo vụ việc cạnh tranh mà có thể sử dụng các quyền hạn luật định đúng lúc và đúng pháp luật để có thể điều tra vụ việc cạnh tranh hoàn thành nhiệm vụ của mình;

Và các nghĩa vụ mà điều tra viên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện61

:

 Tống đạt quyết định điều tra của Thủ trưởng cơ quan QLCT cho bên bị điều tra. Đây là một hành vi tố tụng quan trọng giống như việc tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự;

 Giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;

 Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng cơ quan QLCT;

 Làm báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra sơ bộ, điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh;

 Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan QLCT và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

Khoản 3 điều 56 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định điều tra viên trong phạm

vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan. Các vụ việc cạnh tranh xảy ra

chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia trên thị trường, việc bảo vệ bí mật kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của doanh nghiệp.

Nhìn chung, Điều tra viên là chủ thể quan trọng trong tố tụng cạnh tranh, đây được đánh giá là một nghề đặc biệt. Vì vậy, Điều tra viên phải đòi hỏi các tiêu chí luật định, có kiến thức chuyên sâu, trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm để đáp ứng cho nhu cầu giải quyết vụ việc cạnh tranh ngày một có chiều hướng phức tạp. Mặt khác, khi tham gia tiến hành tố tụng yêu cầu điều tra viên phải thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ của mình, phải độc lập trong việc điều tra, khách quan trong việc thu thập các tài liệu vụ việc cạnh tranh.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 38)