Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.1Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh

Thủ trưởng của một cơ quan giữ vị trí chủ chốt trong cơ cấu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan mình phụ trách hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ được giao phó. Thủ trưởng cơ quan QLCT hay cụ thể là Cục trưởng Cục QLCT chiếm vị trí cao nhất trong Cục QLCT. Điều 50 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định Thủ trưởng cơ quan QLCT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Luật Cạnh tranh năm 2004 không có quy định về tiêu chuẩn để trở thành

Thủ trưởng cơ quan QLCT mà chỉ có quy định tiêu chuẩn trở thành điều tra viên. Theo quy định tại điều 5 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức thì Thủ trưởng cơ quan QLCT là công chức và sẽ tuân theo quy định tại điều 51 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do đó, Thủ tướng Chính phủ phải xem xét người có tiêu chuẩn thỏa mãn yêu cầu đặt ra để bổ nhiệm làm Thủ trưởng. Mặt khác, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định Bộ trưởng quyết định đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh đứng đầu thuộc cơ cấu của Bộ. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 thì cho phép Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương49. Trong trường hợp này, Cục trưởng Cục QLCT là một Cục trực thuộc Bộ Công thương lại được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm. Như vậy, việc quy định Cục trưởng Cục QLCT do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm thể hiện tầm quan trọng của người đứng đầu trong việc quản lý hoạt động của Cục QLCT.

Dựa vào nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan QLCT thì Thủ trưởng cơ quan QLCT có hai tư cách là người đứng đầu Cục QLCT và người tiến hành tố tụng cạnh tranh. Thủ trưởng cơ quan QLCT với tư cách là người đứng đầu Cục QLCT. Cục trưởng Cục QLCT có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của Cục QLCT, tổ chức, chỉ đạo Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này là kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệ thương mại50.

49 Khoản 5 điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

27

Thủ trưởng cơ quan QLCT là người tiến hành tố tụng. Khi tiến hành tố tụng một vụ việc cạnh tranh cụ thể, Thủ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc điều tra vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan QLCT51.

 Quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể. Đây là nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của một Thủ trưởng trong việc ra quyết định để phân công điều tra viên điều tra các vụ việc cạnh tranh cụ thể khi phát sinh một hành vi vi phạm.

 Kiểm tra các hoạt động điều tra vụ việc cạnh tranh của điều tra viên. Thủ trưởng có trách nhiệm kiểm tra các công việc mà mình đã giao cho điều tra viên. Tuy nhiên, Thủ trưởng phải đảm bảo yêu cầu tính độc lập của điều tra viên trong việc giải quyết công việc của điều tra viên, không được can thiệp vào các hoạt động điều tra của điều tra viên trái với pháp luật.

 Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của điều tra viên vụ việc cạnh tranh.

 Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh. Thủ trưởng phải khách quan trong việc thay đổi điều tra viên và việc thay đổi điều tra viên phải bảo đảm đúng luật định52. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể mà Thủ trưởng quyết định thay đổi điều tra viên, không được tùy tiện áp dụng quy định này.

 Quyết định trưng cầu giám định. Thủ trưởng khi cần thiết có thể tự mình hoặc theo đề nghị của điều tra viên, các bên liên quan ra quyết định trưng cầu giám định được quy định tại điều 80, điều 81 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP.

 Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho HĐCT xử lý. Thủ trưởng có quyền tự mình hoặc kiến nghị của bên khiếu nại, điều tra viên áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho HĐCT xử lý. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính không theo đề nghị của điều tra viên, mà gây thiệt hại cho bên điều tra thì cơ quan QLCT phải bồi thường53. Hoặc có quyền thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính đó theo quy định pháp luật.

 Quyết định điều tra sơ bộ, đình chỉ điều tra, điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền của cơ quan QLCT. Đây có thể nói là nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Thủ trưởng khi mà thẩm quyền ra quyết định điều tra sơ bộ sẽ là cơ sở bắt đầu cho quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh của điều tra viên. Thủ trưởng có thẩm quyền

51

Điều 76 Luật Cạnh tranh năm 2004.

52 Điều 83 Luật Cạnh tranh năm 2004.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

28

ra quyết định điều tra sơ bộ thì cũng có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra hay điều tra chính thức khi có những căn cứ theo luật định54.

 Mời người làm chứng theo yêu cầu của các bên trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình điều tra các bên có quyền yêu cầu cơ quan QLCT mời người làm chứng, Thủ trưởng sẽ là người ra quyết định mời người làm chứng.

 Ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh do điều tra viên được phân công trình. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ do thủ trưởng phân công, khi điều tra xong phải trình cho Thủ trưởng để Thủ trưởng ký cuối cùng vào biên bản điều tra và chịu trách nhiệm về biên bản điều tra đó. Quyết định điều tra do Thủ trưởng ký, nên có thể khác đi ý kiến đề xuất của điều tra viên vì Thủ trưởng là người được giao thẩm quyền và chịu trách nhiệm điều tra55

.

 Chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến HĐCT trong trường hợp vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Khi điều tra kết thúc, Thủ trưởng chịu trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến HĐCT xử lý tiếp vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài ra, điều 94 Luật Cạnh tranh năm 2004 còn quy định khi điều tra viên phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự.

 Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan QLCT. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền hiến định của công dân56. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh gây ra khi cho rằng hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Điều 6 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định về các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý Nhà nước, do đó, cá nhân, tổ chức cũng có quyền khiếu nại đến Cục QLCT những việc làm trái pháp luật của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi việc vi phạm đó xâm hại đến quyền lợi mình. Trong trường hợp các vi phạm nêu trên không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình thì cá nhân có quyền làm đơn tố cáo về hành vi vi phạm. Như vậy, Thủ trưởng cơ quan QLCT có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đó. Ngoài ra, khi Thủ trưởng ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà các bên không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên Bộ Trưởng Bộ Công thương57. Nhìn tổng thể các quy định trong pháp luật về cạnh tranh chỉ thấy quy định trình tự thủ tục khiếu nại, mà không thấy quy định về trình tự thủ tục tố cáo. Như vậy khi cá nhân muốn tố cáo các hành vi vi phạm của bất kỳ cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào thì phải tuân theo quy định của pháp luật về tố cáo.

54 Điều 86, điều 88 Luật Cạnh tranh năm 2004.

55

Lê Hoàng Oanh, Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005, Hà Nội, tr. 212. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

56 Điều 30 Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

29

Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, Cục trưởng Cục QLCT trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân liên quan58. Có thể nói đây là một trong những nguyên tắc tố tụng cạnh tranh quan trọng đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp. Cục trưởng Cục QLCT chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công thương về toàn bộ hoạt động của Cục QLCT. Điều 40 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định Cục trưởng Cục QLCT có thẩm quyền xử phạt các vi phạm cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác. Theo đó, Cục trưởng có quyền xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức phạt cao nhất là 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm hoặc 100 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện.

Ngoài ra, giúp việc cho Cục trưởng có các phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục QLCT và phải chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.

Tóm lại, Cục trưởng Cục QLCT giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc điều hành cơ quan của mình cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ tố tụng cạnh tranh. Để cho Cục QLCT có thể hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ đề ra thì đòi hỏi yêu cầu rất cao từ người quản lý cao nhất Cục QLCT.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 35)