Kiến nghị hoàn thiện đối với Cục quản lý cạnh tranhkhi chưa sửa đổ

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 68)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1.1 Kiến nghị hoàn thiện đối với Cục quản lý cạnh tranhkhi chưa sửa đổ

luật giống nhau sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiến hành tố tụng và ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

3.2 Kiến nghị hoàn thiện Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới tới

Hoàn thiện chính sách và pháp luật cạnh tranh tạo ra một nền cạnh tranh hoàn hảo là một trong những nội dung quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Hoàn thiện bộ máy thực thi luật cạnh tranh hiện nay cho phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế quốc tế là rất cần thiết. Theo đó, người viết đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống cơ quan QLCT trong thời gian tới.

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện đối với Cục quản lý cạnh tranh

3.2.1.1 Kiến nghị hoàn thiện đối với Cục quản lý cạnh tranh khi chưa sửa đổi Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Trong thời gian trước mắt thì Cục QLCT cần phải hoàn thiện bộ máy tổ chức để đảm bảo cho hoạt động của mình được diễn ra hiệu quả hơn. Mở thêm các Văn phòng đại diện tại thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Hiện tại Cục QLCT có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện đặt tại Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh, theo đó, Cục QLCT mở thêm 2 văn phòng đại diện tại Cần Thơ và Hải Phòng. Trong những trường hợp các hành vi vi phạm có thể diễn ra tại các tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam, các điều tra không thể chỉ ngồi làm việc tại Hà Nội mà họ phải tiến hành các cuộc điều tra để thu thập chứng cứ. Do đó, để tiết kiệm chi phí đi lại và tạo điều kiện cho công tác điều tra được liên tục và nhanh chống, việc mở thêm các văn phòng đại diện của Cục tại các tỉnh trên là cần thiết.

Thứ hai, hoàn thiện đội ngũ điều tra viên vụ việc cạnh tranh. Điều tra viên là nguồn nhân lực chủ chốt cho Cục QLCT. Quản lý cạnh tranh là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi các điều tra viên khi tiến hành tố tụng phải có kiến thức sâu không chỉ về pháp lý mà còn bao gồm những kiến thức kinh tế, tài chính và những kiến thức khác. Vì vậy, để hoàn thiện đội ngũ điều tra trong thời gian tới Cục QLCT cần có một chiến lược xây dựng lực lượng điều tra viên cụ thể đảm bảo hội đủ điều kiện về số lượng và chất lượng. Trung tâm đào tạo điều tra viên thuộc Cục QLCT phải đảm bảo nhiệm vụ của mình bằng việc đào tạo các điều tra viên làm việc một cách chuyên nghiệp.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách tuyên truyền và phổ biến pháp luật cạnh tranh cũng như cơ quan QLCT mạnh hơn nữa. Theo báo cáo khảo sát 500 doanh nghiệp và phỏng vấn chuyên gia về pháp luật cạnh tranh Việt Nam của Cục QLCT thì chỉ

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

60

có 1.6% doanh nghiệp “hiểu rất rõ” Luật Cạnh tranh và đến 92.8% doanh nghiệp “chưa hiểu rõ” về luật này. Ngoài ra, có 73,2% doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế nói chung, chỉ 26,8% có đơn vị riêng phụ trách việc tuân thủ pháp luật (bao gồm Luật cạnh tranh); có 30,6% doanh nghiệp được khảo sát chưa từng biết đến Cục QLCT cho tới khi được hỏi. Từ những con số trên, nhiều chuyên gia nhận định Luật Cạnh tranh vẫn còn rất mờ nhạt trong cộng đồng các doanh nghiệp106. Do đó, hoàn thiện chính sách tuyên truyền pháp luật cạnh tranh và cơ quan QLCT, hơn hết cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội biết về sự tồn tại của một cơ quan bảo vệ mình khi tham giai cạnh tranh trên thị trường trong thời gian trước mắt là cần thiết. Cục QLCT cần phải tổ chức các hội nghị, hội thảo và các phương thức gián tiếp khác như phát hành tờ rơi, mạng internet.

3.2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện những quy định pháp luật đối với cục quản lý cạnh tranh khi sửa đổi Luật Cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 68)