Giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 56)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3.2 Giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành

hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật

Khoản 2 điều 53 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định HĐCT có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều này có nghĩa là giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật của HĐXLVVCT. Điều 107 Luật Cạnh tranh quy định các bên liên quan trong vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền khiếu nại lên HĐCT khi không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử vụ việc cạnh tranh của HĐXLVVCT. Như vậy, HĐCT sẽ giải

quyết khiếu nại quyết định của HĐXLVVCT mà chưa có hiệu lực pháp luật. Sau 30 ngày kể từ ngày Chủ tọa phiên điều trần ký quyết định mà không có khiếu nại của các bên liên quan thì Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ có hiệu lực pháp luật. Quyết định số 239/QĐ-BCT quy định chi tiết tại điều 17, điều 18, theo đó thì toàn bộ thành viên Hội đồng cạnh tranh sẽ giải quyết khiếu nại này. Các bên liên quan không đồng ý với quyết định khiếu nại thì có thể kiện tại tòa án hành chính cấp tỉnh, hành vi này lại tiếp tục được giải quyết lại từ đầu tại tòa án.

Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra các quyết định của HĐCT, HĐXLVVCT dường như không có giá trị pháp lý đối với các doanh nghiệp tham gia vụ việc cạnh tranh, khi mà chỉ cần một bên kiện ra tòa án và yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết nội dung của quyết định tức là xem xét lại toàn bộ vụ việc. Các quy định hiện hành về HĐCT chưa thực sự phát huy vai trò của một chủ thể quyền lực Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh. Việc ban hành Nghị định 05/2006/NĐ-CP rơi vào tình trạng chỉ là sự lặp lại hoặc khẳng định lại những nội dung mà Luật Cạnh tranh năm 2004 đã quy định và quy định thêm một vài vấn đề liên quan đến HĐCT.

Tóm lại, khi mà nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại, các doanh nghiệp đối thủ còn cạnh tranh với nhau thì ở đó vẫn còn tồn tại các thiết chế kinh tế mang quyền lực Nhà nước để có thể bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. Các quy định về Cục QLCT và HĐCT còn nhiều điểm hạn chế chưa phù hợp với tình hình thực tế khách quan, song công tác hoàn thiện bộ máy thực thị luật cạnh tranh vẫn đang được các chủ thể có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện. Hệ thống cơ quan QLCT là những cơ quan mang tính chất phức tạp, mang nhiều tính chất đặc thù, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan này cần có những đầu tư, tìm tòi và phát triển hơn nữa.

87

Trang điện tử Thông tin pháp luật dân sự, Một số ý kiến về địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nguyễn Ngọc Sơn, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/03/11/1243/, [truy cập ngày 26/09/2014].

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

48

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM

Ngay từ khi mới được ban hành, giới học giả, luật gia và cộng đồng đông đảo các doanh nghiệp đã kỳ vọng rất lớn vào Luật Cạnh tranh nói chung và Cơ quan QLCT nói riêng có thể bảo đảm cho môi trường kinh doanh bình đẳng cũng như sự vận hành hiệu quả của một nền kinh tế thị trường. Trong phạm vi chương 3 này, người viết trình bày thực tiễn thực thi luật cạnh tranh của cơ quan QLCT Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay. Tìm hiểu những thành tựu mà Cục QLCT và HĐCT đã đạt được trong quản lý cạnh tranh cũng như nêu lên những bất cập trong quy định của Cục QLCT và HĐCT, thông qua đó đề ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống cơ quan QLCT trong giai đoạn mới hiện nay khi mà Việt Nam trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, có thể xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 56)