Vị trí của Cục quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 32)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1.1 Vị trí của Cục quản lý cạnh tranh

Theo quy định tại điều 1 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP và điều 3 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương thì Cục QLCT là tổ chức thuộc Bộ Công thương. Trên thế giới, có nhiều mô hình cơ quan QLCT khác nhau như cơ quan QLCT thuộc Quốc hội, Chính phủ hoặc Bộ… Việt Nam lựa chọn cho mình cơ quan thuộc Bộ để giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý về cạnh tranh. Cục QLCT thực hiện các hoạt động của mình thông qua sự chỉ đạo, điều phối của Bộ Công thương dẫn đến một số hạn chế nhất định. Trong khi đó, Thủ trưởng cơ quan QLCT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, các quy định liên quan đến thủ tục thực hiện miễn trừ thì cơ quan QLCT thụ lý hồ sơ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản của nhiều tập đoàn, tổng công ty giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, nếu có vụ việc cạnh tranh phát sinh thì Cục

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

24

QLCT rất khó bảo đảm tính độc lập để có thể tự tin thụ lý và giải quyết khi mà cả chủ thể vi phạm và chủ thể xử lý đều chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công thương. Thiết nghĩ rằng, với vị trí của Cơ quan QLCT là một Cục trực thuộc Bộ Công thương là chưa hợp lý.

Cục QLCT có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động của Cục QLCT do ngân sách Nhà nước cấp42. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là một tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: Được thành lập hợp pháp, có tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập. Việc quy định Cục QLCT có tư cách pháp nhân để bảo đảm cho Cục QLCT có thể hoạt động một cách độc lập, nhân danh chính mình tham gia vào các hoạt động của Cục QLCT và chịu trách nhiệm trước những hành vi mà Cục QLCT đã làm. Cục QLCT có con dấu hình Quốc huy. Khoản 1 điều 4 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu quy định các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc

cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ được sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Việc Chính phủ quy định Cục QLCT có con dấu hình quốc

huy khẳng định tính chất quan trọng của các văn bản mà Cục QLCT ban hành có giá trị pháp lý, mang tính quyền lực Nhà nước, ràng buộc các chủ thể tham gia phải tuân theo khi xử lý vụ việc cạnh tranh.

Cục QLCT có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition

Administration Department, viết tắt là VCAD43

. Tuy nhiên, theo Quyết định số 848/QĐ- BTC thì Cục QLCT lại có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition

Authority, viết tắt là VCA. Hiện nay, Cục QLCT lấy tên viết tắt bằng tiếng Anh chính

thức là Vietnam Competition Authority, viết tắt là VCA, với website chính thức là

http://www.vca.gov.vn/. Trụ sở chính của Cục QLCT đặt tại Hà Nội và được mở các Văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố khác. Các văn phòng đại diện của Cục QLCT tại Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng44. Như vậy, trụ sở làm việc của Cục QLCT tranh đặt tại 3 nơi trọng điểm của quốc gia có ưu điểm là dễ dàng quản lý và tập trung rất nhiều các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, có thể thấy trụ sở làm việc này là quá ít so với các vụ việc cạnh tranh đang ngày một nhiều, điều này lại đặt ra một trở ngại cho công tác điều tra của Cục QLCT khi mà phải điều tra ở các thị trường không nằm ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh và gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ngoài các địa bàn trên45.

42 Khoản 2 điều 1 Nghị đinh số 06/2006/NĐ-CP.

43

Khoản 1 điều 1 Nghị đinh số 06/2006/NĐ-CP.

44 Khoản 3 điều 3 Nghị đinh số 06/2006/NĐ-CP.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

25

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 32)