5. Kết cấu luận văn
2.1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh về cạnh tranh
Nhằm để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cạnh tranh, Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLCT. Như vậy, Cục QLCT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, kiểm soát quá trình tập trung kinh tế. Luật Cạnh tranh năm 2004 không định nghĩa như thế nào là tập trung kinh tế mà quy định rằng tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh68
và được cụ thể các dạng tập trung kinh tế gồm: sáp nhập,
65 Trang điện tử Cục quản lý cạnh tranh, Trung tâm thông tin cạnh tranh,
http://www.vca.gov.vn/DetailOrg.aspx?CateID=11&id=16, [truy cập ngày 10/09/2014].
66 Trang điện tử Cục quản lý cạnh tranh, Trung tâm đào tạo điều tra viên,
http://www.vca.gov.vn/DetailOrg.aspx?CateID=11&id=15, [truy cập ngày 10/09/2014].
67
Trang điện tử Cục quản lý cạnh tranh, Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng,
http://www.vca.gov.vn/DetailOrg.aspx?CateID=11&id=14, [truy cập ngày 11/09/2014].
GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu
36
hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác69. Kiểm soát tập trung kinh tế là toàn bộ hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, tác động vào chủ thể chuẩn bị hoặc đã tập trung kinh tế trên cơ sở các quy định của pháp luật về cạnh tranh70. Như vậy, Cục QLCT kiểm soát quá trình tập trung kinh tế là kiểm soát quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Xét về cạnh tranh, mục tiêu cốt lõi của chính sách kiểm soát tập trung kinh tế là nhằm đảm bảo hoạt động tập trung kinh tế không hoặc không tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường71. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát tập trung kinh tế thông qua những hình thức cơ bản sau: Thông qua quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm; Thông qua quy định thông báo tập trung kinh tế; Thông qua quy định về thủ tục miễn trừ. Tuy nhiên, tại mục 5, chương 2, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP và Nghị định số 119/2011/NĐ-CP thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về kiểm soát tập trung kinh tế. Luật Cạnh tranh năm 2004 vẫn chưa có quy định trao quyền cho Cục QLCT trong việc xây dựng nội dung thẩm tra thủ tục thông báo, thủ tục miễn trừ các trường hợp tập trung kinh tế và quy chế kiểm soát tập trung kinh tế72. Cục QLCT trực tiếp kiểm soát quá trình tập trung kinh tế bằng việc thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế và trả lời thông báo tập trung kinh tế hoặc điều tra viên phát hiện ra các vụ việc tập trung kinh tế bị cấm và xử lý thông qua tiêu chí thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế để đánh giá vụ việc tập trung kinh tế. Cục QLCT không phải là cơ quan duy nhất thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế, ngoài ra còn có một số cơ quan Nhà nước chuyên ngành khác cũng thực hiện việc kiểm soát sáp nhập, mua lại, hợp nhất liên doanh trong phạm vi ngành, cụ thể: Bộ Kế hoạch đầu tư và Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố, Ủy ban chứng khoáng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan điều tiết ngành. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan này trong việc kiểm soát tập trung kinh tế dẫn đến việc nắm bắt thông tin cho Cục QLCT không đầy đủ, chính xác73.
Thứ hai, thụ lý, thẩm định hồ sơ miễn trừ để trình Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Cục QLCT chỉ dừng lại ở việc thụ lý, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế, Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Thủ tướng Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền quyết định cuối cùng. Cục QLCT có trách nhiệm xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế thuộc các trường hợp cho phép hoặc không cho phép được miễn trừ. Điều 25, Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định thẩm quyền quyết
69 Điều 16 Luật Cạnh tranh năm 2004.
70 Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 113.
71
Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo rà soát các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, 2012, tr. 89.
72 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo tập trung kinh tế năm 2012, 2012, tr. 49.
GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu
37
định việc miễn trừ, theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, quyết định miễn trừ bằng văn bản trong hai trường hợp sau: Trường hợp miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm mà doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản, Thủ tướng Chính phủ quyết định miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm mà việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất nhập khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Cục QLCT giao việc thẩm định hồ sơ về cho Phòng giám sát và quản lý cạnh tranh. Điều tra viên phải thẩm định các yêu cầu cần thiết trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, xem xét các tài liệu liên quan. Rõ ràng việc phân chia thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ là hợp lý, bởi lẽ, tùy tính chất quan trọng của từng vụ việc miễn trừ có tầm ảnh hưởng khác nhau đến các chủ thể mà quy định thẩm quyền khác nhau.
Thứ ba, Điều tra tất cả các vụ việc cạnh tranh, bao gồm điều tra toàn bộ hành vi hạn chế cạnh tranh như: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh. Đây có thể nói là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Cục QLCT. Điều tra là một giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, Cục QLCT áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở xử lý cho HĐCT74. Cục QLCT là một trong hai cơ quan tiến hành tố tụng, theo quy định của Luật Cạnh tranh, trước tiên Cục QLCT muốn điều tra thì Cục QLCT phải nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh hoặc tự mình phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh75. Tùy theo vụ việc cạnh tranh có liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thì phòng điều tra vụ hạn chế cạnh tranh thụ lý hoặc vụ việc cạnh tranh có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phòng điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ giải quyết hồ sơ khiếu nại. Cục QLCT với Cục trưởng đứng đầu có quyền phân công chỉ đạo các điều tra viên điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể. Trong trường hợp là vụ việc hạn chế cạnh tranh thì điều tra viên phải xác minh thị trường liên quan, xác định thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra, thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm, còn đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh76. Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể thủ tục điều tra của Cục QLCT. Với những quy định trên thì chỉ có Cục QLCT là chủ thể duy nhất tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh. Đối với vụ việc liên quan
74 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr. 505.
75 Điều 86 Luật Cạnh tranh năm 2004.
GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu
38
đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục QLCT có thẩm quyền điều tra, còn thẩm quyền xử lý thì thuộc về HĐCT.
Thứ tư, xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với vụ việc cạnh tranh có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì Cục QLCT chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ quá trình vụ việc cạnh tranh từ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, điều tra cho đến xử phạt của bên vi phạm. Theo quy định tại điều 40 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP thì Thủ trưởng cơ quan QLCT có thể áp dụng các hình thức phạt chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc xử phạt bổ sung gồm tịch thu tang vật, phương tiện, ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính công khai. Tuy nhiên, đối với hình phạt chính là phạt cảnh cáo thì trong mục 4 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP không thấy quy định áp dụng phạt cảnh cáo đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ quy định hình thức phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác. Nghị định số 71/2014/NĐ-CP có điểm tiến bộ hơn Nghị định số 120/2005/NĐ-CP trong việc quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng cơ quan QLCT. Có một vấn đề cần lưu ý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo nhận định chung là hành vi nhằm vào một đối thủ cụ thể chứ không nhằm xâm hại đến lợi ích chung của nền kinh tế. Do đó, thông thường chế tài của hành vi này là cấm thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có). Việc quy định cơ quan QLCT, cụ thể là Cục trưởng Cục QLCT có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử phạt đồng nghĩa với việc là cơ quan hành chính áp dụng một chế tài hành chính đối với một hành vi mà không chắc chắn sẽ xâm hại lợi ích công cộng và thông qua đó lợi ích của người bị hại chưa thể được khôi phục77
.
Thứ năm, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các quy tắc miễn trừ. Cục QLCT thực hiện nhiệm vụ này bằng cách giao cho trung tâm thông tin cạnh tranh là đơn vị trực thuộc Cục thực hiện nhiệm nhiệm vụ xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về cạnh tranh. Việc nắm vững các thông tin của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trên thị trường Việt Nam là cần thiết, bởi lẽ, khi một trong các chủ thể này có bất cứ hành động nào thì Cục QLCT phải biết và kiểm soát lại. Thiết nghĩ, Cục QLCT cần phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác trong việc trao đổi thông tin để nắm rõ đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, các hiệp hội trên thị trường để dễ dàng kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề khi mà Cục QLCT không phải la cơ quan duy nhất quản lý thông tin của danh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.
77 Nguyễn Như Phát, Lê Anh Tuấn, Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, số 1 (213), 2006, tr. 43.
GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu
39