Kiến nghị hoàn thiện những quy định pháp luật đối với cục quản lý cạnh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 69)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện những quy định pháp luật đối với cục quản lý cạnh

Trước tiên, xây dựng lại chế định mô hình Cơ quan QLCT. Cơ quan QLCT theo pháp luật cạnh tranh hiện hành là Cục QLCT thuộc Bộ Công thương. Như đã phân tích vị trí của Cơ quan QLCT chỉ ở cấp Cục trực thuộc Bộ tạo ra một số nhược điểm trong quá trình quản lý và thực thi pháp luật cạnh tranh. Chính vì vậy, cần phải thành lập một cơ quan QLCT phải đảm bảo tính độc lập cao và đủ mạnh để xử lý các vụ việc cạnh tranh. Xét về tình hình của Việt Nam hiện nay, thiết nghĩ, cơ quan QLCT thuộc Chính phủ là có những ưu điểm vượt trội hơn cả các mô hình khác. Bởi lẽ, một là, vị trí độc lập của một cơ quan trực thuộc Chính phủ bảo đảm toàn vẹn đồng thời thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh bạch và khả năng chịu trách nhiệm giải trình của cơ quan này. Tự chủ về quá trình bỏ nhiệm, tuyển chọn và đào tạo nhân sự, tự chủ về ngân sách hoạt động bảo đảm cho cơ quan QLCT có thực quyền cao hơn đáp ứng ngày càng cao hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, các cơ quan QLCT đều có vị trí độc lập và quyền tự chủ, hoạt động rất hiệu quả. Hai là, vị thế của cơ quan QLCT thuộc Chính phủ được nâng cao. Một điều khẳng định rằng Cơ quan QLCT thuộc Chính phủ có thể đủ mạnh về quyền lực để giải quyết các vụ việc cạnh tranh do chính các đối tượng bị điều tra có thể là các tổng công ty, tập đoàn hoặc thậm chí các cơ quan nhà nước thực hiện. Một chức năng quan trọng khác của các cơ quan QLCT trên thế giới là chức năng tham vấn. Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định Cục QLCT có quyền phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của luật cạnh tranh, theo đó, Cơ quan QLCT phải có vị trí đủ mạnh mới làm được. Một lý lẽ nữa, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, số vụ việc cạnh

106

Trang điện tử Người đưa tin, 92.8% doanh nghiệp chưa nắm rõ Luật Cạnh tranh, Thành Huế, Hồng Dương, http://www.nguoiduatin.vn/928-doanh-nghiep-chua-nam-ro-luat-canh-tranhkhi-loi-chua-thaydung-bat-toi-quan-tam- a87250.html, [truy cập ngày 23/10/2014].

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân SVTH: Lê Trung Hiếu

61

tranh sẽ tăng trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi quy mô của cơ quan cạnh tranh phải được mở rộng nhằm bảo đảm nguồn tài chính, nhân lực để thực thi hiện quả công việc được giao. Do đó, các chủ thể làm luật nên xem xét toàn diện mọi mặt để xây dựng lại hoàn thiện hơn các quy định về cơ quan QLCT.

Thứ hai, Quy định lại Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan QLCT. Hiện nay, Cục QLCT thực hiện cùng lúc ba chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệ thương mại được cho là ôm đồm về mình nhiều gánh nặng. Do đó, Cơ quan QLCT nên thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, còn chức năng phòng vệ thương mại nên giao cho Bộ Công thương quản lý. Pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về phòng vệ thương mại có đối tượng điều chỉnh là hoàn toàn khác nhau. Pháp luật về cạnh tranh điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và thủ tục cạnh tranh, đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hiệp hội đang hoạt động trên Việt Nam, trong khi pháp luật về phòng vệ thương mại lại nhắm đến hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam. Thực tế, không có một quốc gia nào xây dựng mô hình giao cho cơ quan thực hiện cùng lúc nhiều chức năng như vậy, cơ quan quản lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ lại thuộc về Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại hoặc Bộ Công thương. Bên cạnh đó, mục đích cơ bản của luật cạnh tranh là bảo đảm quyền cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng lại là tượng hướng đến của các doanh nghiệp, giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp có mối quan hệ không thể tách rời nhau. Do đó, nên quy định chức năng của Cơ quan QLCT là quản lý về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Và đương nhiên, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan QLCT cũng thay đổi tương ứng theo chức năng của cơ quan này.

Tóm lại, xây dựng lại quy định mô hình cơ quan QLCT cũng như quy định chức năng của cơ quan QLCT là việc của tương lai cần phải sửa, bổ sung đổi Luật Cạnh tranh năm 2004 cùng với đó là sửa đổi, bổ sung toàn bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn khác về pháp luật cạnh cạnh. Một kiến nghị đặt ra cho các nhà làm luật đòi hỏi phải nghiên cứu một cách sâu rộng, toàn diện, đồng bộ và cả tầm nhìn lâu dài để tránh tình trạng vừa ban hành văn bản xong lại không phù hợp với thực tế xã hội đang diễn ra.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về cơ quan quản lý cạnh tranh của việt nam (Trang 69)