Giả thuyết và mô hình tổng quát

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị vinatex cần thơ (Trang 69)

 Giả thuyết

H0: Không có sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị Vinatex Cần Thơ

H1: Có sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị Vinatex Cần Thơ

 Mô hình tổng quát:

Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + b10X10 + b11X11 + b12X12 + b13X13 + b14X14

Tiến hành phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị Vinatex Cần Thơ. Phân tích hồi quy sẽ thực hiện với 14 biến độc lập: tiền lƣơng; môi trƣờng làm việc; cơ sở vật chất; an toàn trong công việc; phúc lợi; áp lực công việc; quan hệ với các đồng nghiệp; quan hệ với lãnh đạo; sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp dƣới; sự ghi nhận, đánh giá, động viên khuyến khích của lãnh đạo; vị trí trong tổ chức; đƣợc chủ động trong công việc; có cơ hội đƣợc học tập, thăng tiến; làm việc phù hợp chuyên môn nghiệp vụ.

Y: Động lực làm việc của nhân viên X1: Tiền lƣơng

X2: Môi trƣờng làm việc X3: Cơ sở vật chất

X4: An toàn trong công việc X5: Phúc lợi

X6: Áp lực công việc

X7: Quan hệ với các đồng nghiệp X8: Quan hệ với lãnh đạo

X9: Sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp dƣới

X10: Sự ghi nhận, đánh giá, động viên khuyến khích của lãnh đạo X11: Vị trí trong tổ chức

X12: Đƣợc chủ động trong công việc X13: Có cơ hội đƣợc học tập, thăng tiến

X14: Làm việc phù hợp chuyên môn nghiệp vụ.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), việc xây dựng và kiểm tra thang đo dùng trong nghiên cứu hiện nay rất phổ biến, nhất là khi khái niệm hay biến nghiên cứu cần đo lƣờng phức tạp, trừu tƣợng, có thể đƣợc nhiều ngƣời hiểu khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện việc đo lƣờng nhƣ vậy, ngƣời nghiên cứu sẽ có rất nhiều biến quan sát làm cho việc khảo sát liên hệ giữa các biến quan sát trở nên khó khăn. Vả lại, việc dùng nhiều câu hỏi đo lƣờng (mục hỏi) để đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu hay biến tiềm ẩn nhằm vào việc đo lƣờng chính xác khái niệm nghiên cứu, chứ không hề nhằm tạo ra càng nhiều biến càng tốt. Do đó sau khi thiết lập thang đo và đo lƣờng, cần tổng hợp dữ liệu từ các biến quan sát lại thành một hay vài biến cơ bản để phản ánh mức độ của khái niệm nghiên cứu đang đo trên các đơn vị quan sát.

Chính vì thế, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố tiếp sau đây để để “rút trích” từ 14 biến quan sát thành một số biến tổng hợp (gọi là nhóm nhân tố), nhằm phản ánh chính xác, đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của của từng nhóm nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên.

 Mô hình tổng quát khi phân tích nhân tố:

Y = b0 + b1N1 + b2N2 + … + bnXn Y: Động lực làm việc của nhân viên

N1: Nhóm nhân tố 1 N2: Nhóm nhân tố 2

Nn: Nhóm nhân tố thứ n (n là số lƣợng nhóm có đƣợc sau khi thực hiện phƣơng pháp phân tích nhân tố trên bộ dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập đƣợc)

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị vinatex cần thơ (Trang 69)