Kết cấu mẫu theo các đặc điểm

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị vinatex cần thơ (Trang 64)

 Giới tính

Cả lao động nam và nữ đều có những vai trò nhất định trong từng bộ phận và công việc khác nhau. Do đặc tính công việc ở siêu thị nên số lƣợng lao động nữ nhiều hơn lao động nam vì thế số lƣợng quan sát có giới tính nữ chiếm 68,83% (với 53 quan sát trên tổng số là 77 quan sát), lao động nam chỉ chiếm 31,17% số quan sát.

Các công việc chủ yếu ở siêu thị cần sự khéo léo và tình tế trong khâu chọn hàng và bày trí, sự mềm mỏng, kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi phục vụ tƣ vấn cho khách hàng. Vì thế công việc này tƣơng đối phù hợp với nữa giới hơn, cụ thể là ở phần lớn nhóm các ngành hàng nhƣ: may mặc, hóa phẩm, thực phẩm tƣơi sống, thu

Nam 31,17% Nữ

68,83%

Hình 4.1: Số quan sát phân theo giới tính

ngân. Trong khi đó, nam giới chỉ chủ yếu nằm ở tổ bảo vệ, kho và bảo trì; đảm nhận công việc sửa chữa và an ninh. Khác với lao động nam, lao động nữ có thể đảm trách những công việc đòi hỏi sự khéo léo và đảm đang. Một trong những phẩm chất cần có khi hoạt động trong lĩnh vực siêu thị.

 Độ tuổi

Bảng 4.1: Tuổi của các nhân viên

Độ tuổi Số quan sát Phần trăm (%)

Dƣới 20 tuổi 4 5,20

Từ 20 đến 40 tuổi 51 66,23

Trên 40 tuổi 22 28,57

Tổng 77 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0, 2013

Kết quả thống kê cho thấy, nhân viên có tuổi nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 54. Nhóm tuổi chiếm số lƣợng và phần trăm lớn nhất là 20 - 40 tuổi. Nhóm tuổi này chiếm số lƣợng 51 trên 77 số quan sát và chiếm 66,23% số lƣợng của mẫu. Ngƣời ở độ tuổi này đƣợc xem là những ngƣời có kinh nghiệm, lành nghề và có sức khỏe ổn định trong công việc. Đây cũng là nhóm tuổi nằm trong tiêu chí tuyển dụng của công ty, vì thế hiện nay, đây là nhóm chiếm số lƣợng “áp đảo” trong siêu thị. Ban giám đốc siêu thị thông thƣờng thích tuyển dụng nhóm này vì họ ít nhiều đã có kinh nghiệm làm việc, có sức lao động tốt và cuộc sống gia đình tƣởng đối ổn định, không phải nhảy việc thƣờng xuyên. Vì thế có thể tập trung làm việc tốt và gắn bó lâu dài với công việc.

Bên cạnh đó, nhóm tuổi trên 40 chiếm 28,57% cỡ mẫu (với 22 trên 77 quan sát), đây là nhóm nhân viên đƣợc xem là gắn bó lâu năm với công ty. Những nhân viên giàu kinh nghiệm và có lòng trung thành với siêu thị. Nhóm nhân viên này thƣờng không quá nhiều nhƣng theo Ban giám đốc, họ có vai trò đặc biệt quan trọng với siêu thị vì đây có thể xem là những nhân viên am hiểu quá trình và định hƣớng phát triển của siêu thị so với đối thủ cạnh tranh. Họ có nhiệm vụ tƣ vấn cho Ban giám đốc về các chƣơng trình chiến lƣợc của công ty và đào tạo hƣớng dẫn cho những nhân viên mới bằng những kinh nghiệm và tai nghề đúc kết đƣợc trong quá trình làm việc. Nhóm này là nhân tố quan trọng trong mảng đào tạo của siêu thị Vinatex Cần Thơ.

Nhóm tuổi trẻ nhất và cũng có số lƣợng ít nhất còn lại với 4 trên 77 quan sát là nhóm dƣới 20 tuổi (chiếm 5,2% cỡ mẫu). Nhóm này là những nhân viên có trình độ tƣơng đối thấp nhất, thông thƣờng là vừa tốt nghiệp THPT hoặc chƣa hết lớp 12, do cuộc sống khó khăn hay vì hoàn cảnh gia đình phải đi làm sớm. Nhóm này tập trung

ở tổ bảo vệ và bán hàng, các công việc không đòi hỏi chuyên môn cao. Ƣu điểm của nhóm lao động này là giá rẻ, tuy nhiên hiệu quả làm việc và sự gắn bó với công việc cũng còn tùy vào mỗi cá nhân. Cần suy xét cẩn thận và tùy hoàn cảnh thích hợp khi Ban giám đốc tuyển dụng nhóm lao động này vào siêu thị.

 Bộ phận làm việc và chức danh

Theo số liệu điều tra cho thấy, số quan sát nhiều nhất tác gải thu thập đƣợc là thuộc tổ bảo vệ với 19 trên 77 nhân viên chiếm 24,68%. Tiếp đến là nhóm may mặc chiếm 18,18% và đây cũng là 2 tổ có số lƣợng nhân viên lớn nhất của siêu thị.

Bảng 4.2: Bộ phận làm việc của các nhân viên

Bộ phận làm việc Số quan sát Phần trăm (%)

Bảo vệ 19 24,68 May mặc 14 18,18 Văn phòng 9 11,69 Thực phẩm tƣơi sống 9 11,69 Hóa phẩm, đồ dùng 8 10,39 Thu ngân 8 10,39 Thực phẩm công nghệ 8 10,39 Tạp vụ 2 2,59 Tổng 77 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0, 2013

Ngoài ra, các số quan sát còn lại nằm đều ở 5 tổ ngành hàng khác là: văn phòng, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tƣơi sống và thu ngân với tỉ lệ khoảng 10% đến 12% cho từng nhóm. Tổ còn lại có số quan sát ít nhất với 2 trên 77 quan sát chiếm 2,59% là tổ tạp vụ.

Về chức danh trong công việc, số quan sát nhiều nhất là nhân viên tác nghiệp với 56 trên 77 quan sát (tƣơng đƣơng 72,73% cỡ mẫu).

Bảng 4.3: Chức danh của các nhân viên

Chức danh Số quan sát Phần trăm (%)

Giám đốc/ Phó giám đốc 2 2,60

Trƣởng/ Phó các bộ phận 7 9,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣởng ca 12 15,58

Nhân viên 56 72,73

Tổng 77 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0, 2013

Còn lại là nhóm quản lý với 3 chức danh công việc phân theo 3 cấp độ từ cao đến thấp nhƣ sau: Quan sát có chức danh Giám đốc/ Phó giám đốc là 2 quan sát chiếm 2,6% cỡ mẫu; 7 là số lƣợng nhân viên có chức danh trƣởng/ phó các ngành hàng chiếm 9,09% cỡ mẫu; cón lại là 12 trên 77 nhân viên có chức danh trƣởng ca (chiếm 15,58% mẫu điều tra).

 Tiền lƣơng

Theo dữ liệu tính toán từ 77 quan sát cho thấy, nhóm thu nhập trung bình từ 2 triệu đến 4 triệu đồng là nhóm chiến tỉ trọng cao nhất trong cỡ mẫu (với 65 trên 77 nhân viên, chiếm 84,41% mẫu khảo sát). Theo bảng báo cáo lƣơng cung cấp từ phòng Tổ chức hành chánh siêu thị Vinatex Cần Thơ cho thấy, phần lớn nhân viên ở đây có mức lƣơng nhằm trong nhóm này là các nhân viên bán hàng thuộc các tổ ngành hàng và nhân viên bảo vệ.

Bảng 4.4: Tiền lƣơng hàng tháng của nhân viên

Lƣơng Số quan sát Phần trăm (%)

Dƣới 2 triệu đồng 3 3,90

Từ 2 triệu đến 4 triệu đồng 65 84,41

Từ 4 triệu đến 6 triệu đồng 7 9,09

Trên 6 triệu đồng 2 2,60

Tổng 77 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0, 2013

Nhóm có số quan sát nhiều thứ hai tiếp theo là nhóm có thu nhập 4 triệu đến 6 triệu đồng. Tuy nhiên, nhóm này cũng chỉ có 7 quan sát trên 77 quan sát (chiếm 9,09% mẫu). Số lƣợng rất ít so với nhóm trên. Nhóm có mức lƣơng này theo khảo sát là các nhân viên văn phòng nhƣ kế toán trƣởng, nhân viên hành chánh và các

cán bộ quản lý ngành hàng. Mức lƣơng này là nhóm đòi hỏi các nhân viên có trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cao. Thu nhập ở mức trên 6 triệu đồng có 2 quan sát (chiếm 2,6%) là nhóm cán bộ quản lý cấp cao của siêu thị nhƣ Giám đốc và Phó Giám đốc. Còn lại nhóm có thu nhập dƣới 2 triệu đồng gồm 3 quan sát chiếm 3,9% cỡ mẫu. Nhóm này gồm nhân viên lao động phổ thông nhƣ tạp vụ và nấu ăn.

 Trình độ và kinh nghiệm làm việc

Qua số liệu khảo sát 77 nhân viên cho thấy, số lƣợng nhân viên có trình độ TN THPT chiếm phần lớn (với 45 trên 77 quan sát chiếm 58,44% mẫu). Tiếp đến là nhóm chƣa TN THPT có 15 trên 77 quan sát chiếm 19,48% mẫu. Qua đó cho thấy, nhìn chung trình độ của các nhân viên ở siêu thị còn thấp. Một thực tế là công việc ở siêu thị chủ yếu cần nhiều nguồn lao động phổ thông, và một số ít nhân viên quản lý có trình độ cao. Vì thế trong 77 quan sát, phần lớn lao động ở trình độ này là điều không khó lý giải.

Bên cạnh nguồn lao động phổ thông thì trong mẫu khảo sát có 7 trên 77 nhân viên có trình độ đại học (chiếm 9,09%) tập trung ở các chức danh quản lý. Còn lại là trình độ trung cấp chiếm 9,09% và cao đẳng chiếm 3,9%, các nhân viên có trình độ này thƣờng ở các vị trí trƣởng nhóm và nhân viên văn phòng nhƣ: kế toán, điện toán, marketing,… Chƣa TN THPT 19,48% TN THPT 58,44% Trung cấp 9,09% Cao đẳng 3,90% Đại học 9,09%

Hình 4.2: Số quan sát phân theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 4.5: Thời gian làm việc tại siêu thị Vinatex Cần Thơ của các nhân viên

Thời gian làm việc Số quan sát Phần trăm (%) Dƣới 1 năm 38 49,35 Từ 1 đến 5 năm 31 40,26 Trên 5 năm 8 10,39 Tổng 77 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16.0, 2013

Nhìn vào bảng số liệu trên đây cho thấy, trong số 77 quan sát thu thập đƣợc có 8 nhân viên đã làm việc tại siêu thị hơn 5 năm (chiếm 10,39% mẫu). Số nhân viên này đã gắn bó với siêu thị khá lâu, là đội ngũ lao động nhiều kinh nghiệm và trung thành với công ty. Số quan sát có thời gian làm việc từ 1 đến 5 năm là 31 quan sát (tƣơng đƣơng 40,26% cỡ mẫu), nhóm lao động này có thể gọi là lự lƣợng lao động nòng cốt của siêu thị, có tƣơng lai sẽ là những nhân viên trung thành, gắn bó lâu dài với tổ chức. Thời gian làm việc ít nhất là nhóm dƣới 1 năm, có số quan sát cao nhất là 38 trên tổng số 77 quan sát (chiếm 49,35% cỡ mẫu). Nhóm lao động này là sức trẻ là sự đổi mới năng động của siêu thị. Ở giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn, mức lƣơng siêu thị lại không cao nên việc nhân sự tại siêu thị thƣờng xuyên nhảy việc là điều dễ hiểu. Chính vì thế mà lực lƣợng lao động trong siêu thị thƣờng có nhiều thay đổi, số nhân viên mới chiếm phần khá đông. Chỉ đối với những ngƣời thích ổn định với công việc tƣơng đối nhàn hạ và đãi ngộ khá tốt thì mới quyết định gắn bó lâu dài với siêu thị. Vì thế bên cạnh những nhân viên mới thƣờng xuyên thay đổi công việc thì siêu thị vẫn có một lực lƣợng nhân viên lâu năm trung thành.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên siêu thị vinatex cần thơ (Trang 64)