3.4.2.1 Tiền lương, tiền thưởng từ quỹ lương
a) Nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ vào kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, hiệu quả kinh doanh, công ty xác định nguồn quỹ lƣơng tƣơng ứng để trả lƣơng cho ngƣời lao động.
Nguồn hình thành quỹ lƣơng bao gồm:
+ Quỹ tiền lƣơng theo đơn giá tiền lƣơng giao trên doanh thu thực hiện hằng năm.
+ Quỹ tiền lƣơng dự phòng từ năm trƣớc chuyển sang.
b) Sử dụng quỹ lương
Để đảm bảo quỹ tiền lƣơng không vƣợt quá chỉ tiêu so với quỹ tiền lƣơng đƣợc duyệt, công ty quy định sử dụng quỹ tiền lƣơng nhƣ sau:
Quỹ tiền lƣơng chỉ trả lƣơng trực tiếp cho ngƣời lao động theo kết quả thực hiện doanh thu và hiệu quả kinh doanh hàng tháng.
Quỹ tiền lƣơng dự phòng cho năm sau (chi lƣơng kỳ 2 tháng 12 năm trƣớc và các khoản tiền thƣởng từ quỹ lƣơng)
c) Phân phối quỹ lương
Các khoản chi từ quỹ lƣơng phân phối theo quy chế trả lƣơng của công ty cụ thể hóa nhƣ sau:
Phân phối tiền lƣơng hàng tháng
+ Tiền lƣơng bảo hiểm xã hội (BHXH): Hệ số lƣơng nghị định và mức lƣơng tối thiểu chung theo quy định của Nhà nƣớc, hoặc thang bảng lƣơng do công ty xây dựng theo quy định của Nhà nƣớc áp dụng để đóng các khoản BHXH và trả lƣơng BHXH.
+ Tiền lƣơng khoán: Thu nhập hàng thang1can8 cứ vào hệ số lƣơng chức danh theo bảng lƣơng khoán của công ty, đơn giá tiền lƣơng do công ty xây dựng giao cho đơn vị và kết quả kế hoạch hoàn thành doanh thu hàng tháng của từng đơn vị để chi trả tiền lƣơng cho ngƣời lao động theo chức danh công việc gắn với việc phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế phù hợp với quy chế tiền lƣơng của công ty
Bảng 3.7: Hệ số lƣơng chức danh siêu thị Vinatex Cần Thơ
STT Chức danh Hệ số
1 2 3 4 5 6 7
1 Giám đốc 4,5 5,0 5,5 6,0
2 Phó giám đốc kinh doanh 4,0 4,5 5,0 5,5 3 Tổ trƣởng, tổ phó, trƣởng ca 2,7 3,0 3,3
4 Nhân viên 1,5 1,7 1,9 2,1 2,3 2,5 2,7
Bảng 3.8: Bảng phân loại nhân viên siêu thị Vinatex Cần Thơ STT Loại Hệ số hoàn thành công việc (%) Ngày công (ngày) Kỷ luật 1 A 100 >= 26 Không vi phạm 2 B 95 >= 23 Vi phạm lần 1 3 C 90 >= 20 Vi phạm lần 2 Nguồn: Phòng Tố chức hành chánh, 2013 Trong đó: Ht: Hệ số lƣơng tháng Hcd: Hệ số lƣơng chức danh
26: Số ngày công chuẩn T: Tiền lƣơng mỗi tháng 800.000: Định suất
Hht: Hệ số hoàn thành công việc Phân phối tiền thƣởng từ quỹ lƣơng
Các khoản chi thƣởng từ quỹ lƣơng căn cứ vào quy chế trả lƣơng và các quy định thƣởng của công ty bao gồm:
+ Thƣởng hàng tháng (nếu có)
+ Thƣởng hoàn thành nhiệm vụ cả năm cho ngƣời lao động. Tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm, công ty sẽ quyết định mức thƣởng và phƣơng thức thƣởng cụ thể cho ngƣời lao động.
+ Các khoản khác: + Tết Dƣơng lịch + Lì xì đầu năm
+ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (cho phụ nữ)
+ Ngày Chiến thắng 30/04 và Quốc tế Lao động 1/5 Hcd x Số ngày công hƣởng lƣơng Ht =
26
+ Ngày thƣơng binh liệt sĩ 27/7 (cho gia đình thƣơng binh liệt sĩ) + Ngày Quốc khánh 2/9
+ Ngày thành lập công ty 10/10
+ Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 (cho phụ nữ)
+ Ngày thành lập QĐNDVN 22/12 (cho bộ đội phục viên, chuyển ngành)
Việc bình chọn, xét thƣởng cho ngƣời lao động phải có sự tham gia của Công đoàn công ty.
Thu nhập tối thiểu bình quân: Ngƣời lao động nếu làm việc đủ theo thời gian làm việc tiêu chuẩn (đủ 12 tháng và đủ thời gian tiêu chuẩn trong tháng), đảm bảo định mức lao động thì Công ty đảm bảo mức thu nhập tối thiểu bình quân (gồm tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng, không kể ăn cơm ca và các khoản bảo hiểm) không thấp hơn mức thu nhập bình quân theo thỏa ƣớc LĐTT ngành dệt may và mức lƣơng tối thiểu vùng do Nhà nƣớc qui định.
3.4.2.2 Các khoản thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận được trích lại của công ty
Quỹ khen thƣởng, phúc lợi của công ty đƣợc trích lập theo quy định và đƣợc phê duyệt của chủ sở hữu- Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Các mức chi về khen thƣởng và phúc lợi của công ty sẽ Tổng giám đốc quyết định trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và kết quả trích các quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi theo quy định.
Các khoản chi từ quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi + Thƣởng các danh hiệu thi đua
+ Quà Quốc tế thiếu nhi 1/6 và quà Tết Trung thu (mỗi cán bộ nhân viên (CBNV) tối đa 2 phần quà, trƣờng hợp đã có 1 con mà lần sinh thứ hai là sinh đôi trở lên thì số quà do Ban Chấp hành Công đoàn (BCHCĐ) đề xuất; trƣờng hợp cả bố lẫn mẹ cùng làm trong công ty thì chỉ đƣợc hƣởng 1 phần quà theo mẹ).
+ Chi phí tham quan, nghỉ mát; tùy theo kết quả kinh doanh của công ty, Tổng giám đốc duyệt mức chi phí tham quan nghỉ mát cho CBNV (1 lần/ năm) trên cơ sở đề xuất của BCHCĐ công ty.
+ Khám sức khỏe 1 lần/ năm cho toàn thể CBNV đã ký HĐLĐ tại thời điểm khám.
Các khoản chi khác từ quỹ phúc lợi
+ Trợ cấp tử tuất: Ngƣời lao động đột tử khi đang làm việc thì công ty sẽ trợ cấp một lần 5.000.000 đồng (5 triệu đồng), không tính phần trợ cấp của cơ 1uan BHXH. Các trƣờng hợp bố, mẹ của ngƣời lao động (kể cả bên vợ hay bên
chồng), chồng, vợ hoặc con chết, công ty sẽ tổ chức tham viếng với 1 vòng hoa trị giá 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) và trợ cấp 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) tiền mặt. Đối với CBNV hƣu trí của công ty qua đời thì công ty sẽ tổ chức thăm viếng với 1 vòng hoa trị giá 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) và trợ cấp 1.000.000 đồng (một triệu đồng) tiền mặt. Đối với các trƣờng hợp có hoàn cảnh đặc biệt, Tổng giám đốc công ty quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của BCHCĐ công ty.
+ Quà mừng: Ngƣời lao động kết hôn sẽ đƣợc công ty tặng 1 phần quà trị giá 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng). Trƣờng hợp kết hôn giữa hai ngƣời làm chung trong hệ thống siêu thị Vinatex, mỗi ngƣời đƣợc nhận 1 phần quà trị giá 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng).
+ Trợ cấp khó khăn khi đau ốm: Trƣờng hợp khi ngƣời lao động ốm đau nằm viện, Công đoàn các cấp của công ty đề xuất giải quyết trợ cấp 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng), trƣờng hợp đặc biệt Tổng giám đốc xem xét theo đề xuất của BCHCĐ công ty.
3.4.2.3 Chính sách đào tạo và phát triển
Bảng 3.9: Số lƣợng nhân viên đào tạo qua các năm của siêu thị Vinatex Cần Thơ
Năm Nội dung đào tạo
2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011-2010 2012-2011 6 tháng đầu 2013- 6 tháng đầu 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Lao động gián tiếp 13 15 16 7 9 2 15,38 1 6,67 2 28,57
Đào tạo lý luận chính trị 2 3 3 1 2 1 50,00 0 0,00 1 100,00
Cán bộ định mức 3 4 4 1 2 1 33,33 0 0,00 1 100,00
Nhân viên kinh doanh 8 8 9 5 5 0 0,00 1 12,50 0 0,00
2. Nhân viên kỹ thuật 5 6 8 4 5 1 20,00 2 33,33 1 25,00
Đào tạo nâng cao 1 1 2 1 1 0 0,00 1 100,00 0 0,00
Tổ chức thi nâng bậc 2 3 3 2 2 1 50,00 0 0,00 0 0,00 Tập huấn ATLĐ- PCCN 2 2 3 1 2 0 0,00 1 50,00 1 100,00 3. Lao động phổ thông 50 53 56 25 30 3 6,00 3 5,66 5 20,00 Học nghề 29 30 32 13 16 1 3,45 2 6,67 3 23,08 Tập huấn ATLĐ- PCCN 21 23 24 12 14 2 9,52 1 4,35 2 16,67 Tổng 68 74 80 36 44 6 8,82 6 8,11 8 22,22 Nguồn: Phòng Tố chức hành chánh, 2013
Nhận xét:
Nhìn chung, số lƣợng nhân viên đƣợc đào tạo tại Vinatex Cần Thơ qua các năm có xu hƣớng tăng. Lao động đƣợc đào tạo chủ yếu là lao động phổ thông, so với năm 2010 số lƣợng đào tạo tăng lên 3 lao động ở năm 2011, tƣơng đƣơng 6%. Năm 2012 lại tăng thêm 3 lao động với với năm 2011 tƣớng ứng mức 5,66%. Và trong 6 tháng đầu năm 2013, lực lƣợng này đã đƣợc đào tạo với số lƣợng là 30 lao động tăng 5 lao động so với cùng kỳ năm trƣớc, tƣơng ứng mức 20%. Qua đó cho thấy, siêu thị ngày một tạo điều kiện để gia tăng lực lƣơng lao động đƣợc đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ và tai nghề cao, giúp siêu thị ngày càng phát triển. Nhóm lao động này chiếm phần lớn trong cơ cấu nhân sự của công ty, cộng thêm việc chƣa có trình độ hiểu biết sâu rộng nên cần đƣợc chú trọng và quan tâm đặc biệt.
Hai nhóm lao động còn lại là lao động gián tiếp và nhân viên kỹ thuật chiếm tỷ trọng ít hơn so với nhóm lao động phổ thông vì để đào tạo nhóm này cần có thời gian và chi phí lớn hơn. Cụ thể, ở nhóm nhân viên kỹ thuật, số lao động đƣợc đào tạo năm 2011 so với 2010 tăng 1, 2012 so với 2011 tăng 2 với tỷ lệ tƣơng đƣơng lần lƣợt là 20% và 33,33%. Sáu tháng đầu năm 2013 đã hoàn thành đào tạo đối với 5 nhân viên kỹ thuật tăng 1 nhân viên so với cùng kỳ năm 2012 tƣơng đƣơng 25%. Trong đó, thi nâng bậc cho 2 nhân viên và đào tạo nâng cao cho 1 nhân viên giống nhƣ cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên tập huấn ATLĐ- PCCN cho 2 nhân viên tăng 100% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nhóm lao động gián tiếp chủ yếu là đào tạo nhân viên kinh doanh với số lƣợng 8 nhân viên ở 2 năm 2010 và 2011. Ở năm 2012 thì tăng 1 nhân viên tƣơng ứng 12,5%. Sáu tháng đầu năm 2013 đã tiến hành đào tạo cho 5 nhân viên kinh doanh tƣơng đƣơng với số lƣợng đƣợc đào tạo ở sáu tháng đầu năm 2012. Ngoài đào tạo nhân viên kinh doanh, ở nhóm lao động gián tiếp còn có đào tạo lý luận chính trị và cán bộ định mức. Vì không đủ thời gian, nguồn nhân lực mà ở hình thức đào tạo này không tổ chức quy mô và thƣờng xuyên nhƣ các hình thức đã nêu trên.
b) Các loại hình đào tạo
Đào tạo trong công việc
Đây là hình thức đào tạo đƣợc siêu thị sử dụng để đào tạo những lao độnghọc nghề, chủ yếu là lao động phổ thông. Hình thức đào tạo này rất có hiệu quả vì chi phí thấp và tận dụng đƣợc các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của siêu thị.
Bên cạnh đó, siêu thị còn áp dụng đào tạo trong công việc để đào tạo nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng cho mỗi nhân viên. Trong quà trình đào tạo, nhân viên mới sẽ đƣợc học lý thuyết tập trung sau đó đƣợc đƣa đến từng tổ ngành hàng và đƣợc các CBNV lành nghề kèm cặp hƣớng dẫn. Giáo viên đào tạo là các tổ
Ngoài ra, siêu thị còn có hình thức tổ chức tham quan và học tập tại các siêu thị khác học hỏi các kinh nghiệm và thành tích của các đơn vị bạn. Cách này giúp cho Vinatex Cần Thơ có thể thấy đƣợc những mặt hạn chế của đơn vị mình để khắc phục cho siêu thị ngày một phát triển hơn.
Đào tạo trực tuyến
Đây là hình thức đào tạo thƣờng xuyên và phổ biến nhất trong hệ thống siêu thị Vinatex hiện nay do tổng công ty triển khai thực hiện. Các giảng viên chủ yếu là các chuyên viên thuộc Trung tâm Đào tạo của Tổng công ty. Mỗi 6 tháng một lần, các tổ trƣởng hoặc tổ phó của các ngành hàng sẽ đƣợc học trực tuyến về nghiệp vụ, chuyên môn mỗi ngành hàng và đƣợc tiến hành kiểm tra ngay sau khóa học kết thúc dƣới sự giám sát của Giám đốc đơn vị. Sau đó bài thi sẽ đƣợc niêm phong và gửi về Tổng công ty đánh giá.
Kết quả thi có ảnh hƣởng trực tiếp đếnđánh giá thành tích làm việc của mỗi cá nhân và sau khi đƣợc học, các phụ trách của tổ có nhệm vụ phổ biến giảng dạy lại cho các nhân viên trong tổ của mình.
Đào tạo thông qua việc gửi đi học ở các trƣờng đại học
Ngoài các hình thức đào tạo trên thì hện nay siêu thị còn tổ chức đào tạo đi học ở các trƣờng đại học trong nƣớc (hệ tại chức) chủ yếu là các cán bộ quản lý. Bên cạnh đó là các khóa nghiệp vụ ngắn hạn cho các nhân viên khối văn phòng nhƣ: nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ khai báo thuế,… Các đối tƣợng chủ yếu có nguyện vọng đi học để nâng cao nghiệp vụ của mình hoặc theo yêu cầu công việc cần thiết. Lịch học chủ yếu vào các buổi tối và ngày nghỉ.
CHƢƠNG 4
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ