Bảng 3.5: Cơ cấu nhân viên siêu thị Vinatex Cần Thơ thời điểm tháng 6/2013
STT Chỉ tiêu
6/2013
Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Phân loại theo giới tính 80 100
Nam 27 33,75
Nữ 53 66,25
2 Phân loại theo cơ cấu lao động 80 100
Quản lý 21 26,25
Nhân viên 59 73,75
3 Phân loại theo trình độ 80 100
Đại học 8 10,00
Cao đẳng 4 5,00
Trung cấp 8 10,00
Tốt nghiệp phổ thông trung học (TN PTTH) 45 56,25
Dƣới 12 15 18,75
Bảng số liệu trên cho thấy, tính đến thời điểm tháng 6/2013, siêu thị Vinatex Cần Thơ có 80 lao động. Trong đó lao động nữ là 53 chiếm 66,25% và nam là 27 lao động chiếm 33,75%. Do đặc thù công việc ở siêu thị nên nhân viên nữ luôn cần số lƣợng nhiều hơn nam giới tập trung ở công việc nhân viên bán hàng ở các ngành hàng. Còn nam giới chủ yếu là ở tổ bảo vệ và bảo trì.
Phân loại theo cơ cấu lao động, ta thấy, số lƣợng quản lý ở siêu thị là 21 ngƣời chiếm tỷ lệ 26,25 % còn lại là 59 nhân viện tác nghiệp chiếm 73,75%. Phân loại theo trình độ, không có nhân viên có trình độ sau đại học, các nhân viên có trình độ đại học chỉ có 8 ngƣời chiếm tỉ lệ 10%, và những ngƣời này chủ yếu là quản lý nhƣ: Ban giám đốc, tổ trƣởng các tổ và các nhân viên đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao nhƣ : Kế toán trƣởng, Hành chính. Ở nhóm cao đẳng và trung cấp chiếm 15% với 12 nhân viên, nhóm này chủ yếu là nhân viên khối văn phòng nhƣ: kế toán, điện toán, và các trƣởng ca của các tổ. Trong siêu thị hiện nay chủ yếu đa số vẫn là lao động phổ thông với 45 nhân viên chiếm tỉ trọng cao nhất là 56,25%. Bên cạnh đó, vẫn còn 15 nhân viên chƣa TN THPT chiếm một tỉ lệ không nhỏ 18,75%. Qua phân tích trên cho thấy trình độ lao động của siêu thị Vinatex Cần Thơ hiện nay còn tƣơng đối thấp. Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng lao động hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp có xu hƣớng tuyển dụng những nhân viên có năng lực phù hợp với công việc thay vì có trình độ quá cao so với công việc cần để tránh lãng phí tiền lƣơng. Các công việc trong siêu thị chủ yếu là nhân viên bán hàng vì thế không khó hiểu khi lực lƣợng lao động trong siêu thị chủ yếu là nhóm lao động phổ thông. Vì ngoài những công việc quản lý và cần chuyên môn nghiệp vụ thì công việc bán hàng chỉ cần lao động phổ thông thì có thể làm đƣợc. Với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay thì đây là lực lƣơng lao động giá rẻ và phù hợp với tính chất công việc của siêu thị. Một điều nên lƣu ý là khi sử dụng lực lƣợng lao động này, siêu thị cần có những phƣơng pháp đào tạo huấn luyện thêm để nâng cao kỹ năng cho nhân viên để họ có thể thực hiện công việc trôi trãi và tốt hơn.
Trong 3 năm trở lại đây do kết quả hoạt động kinh doanh chƣa tốt so với các đơn vị khác trong hệ thống và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành bên ngoài nên số lƣơng nhân viên có nhiều biến động theo chiều hƣớng giảm mạnh nhằm giúp siêu thị củng cố lại lực lƣợng lao động, siết chặt, nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu chi phí. Điều này giúp siêu thị có thể tồn tại và hoạt động đến nay.
Bảng 3.6: Bảng cơ cấu nhân sự thuộc các bộ phận siêu thị Vinatex Cần Thơ qua các năm STT Chỉ tiêu 6/2010 6/2011 6/2012 6/2013 6/2011- 6/2010 6/2012- 6/2011 6/2013- 6/2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Văn phòng 20 19 16 12 (1) (5,00) (3) (15,79) (4) (25,00) 2 Thu ngân 19 17 11 8 (2) (10,53) (6) (35,29) (3) (27,27) 3 May mặc 19 16 15 14 (3) (15,79) (1) (6,25) (1) (6,67) 4 Hóa phẩm, đồ dùng 17 16 12 9 (1) (5,88) (4) (25,00) (3) (25,00) 5 Thực phẩm công nghệ 16 16 10 9 0 0,00 (6) (37,50) (1) (10,00) 6 Thực phầm tƣơi sống 16 14 12 9 (2) (12,50) (2) (14,29) (3) (25,00) 7 Bảo vệ 33 31 23 19 (2) (6,06) (8) (25,81) (4) (17,39) Tổng 140 129 99 80 (11) (7,86) (30) (23,26) (19) (19,19) Nguồn: Phòng Tố chức hành chánh, 2013
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2011 so với năm 2010, tổng số nhân viên của siêu thị giảm 11 ngƣời với tỉ lệ là 7,86%. Trong đó, nhân viên ngành hàng may mặc giảm mạnh nhất, giảm 3 ngƣời với tỉ lệ tƣơng đƣơng 15,79% so với năm 2010. Trong khi đó, nhân viên ngành hàng thực phẩm công nghệ vẫn giữ nguyên số lƣợng là 16 ngƣời. Đến năm 2012, tổng số nhân vên giảm khá mạnh so với 2011 là 30 ngƣời với tỉ lệ 23,26%, mức giảm này khá nhiều so với năm trƣớc. Trong đó, tổ bảo vệ bị giảm nhiều nhất là 8 ngƣời chiếm tỉ lệ 25,81% so với năm trƣớc đó. Đến tháng 6/2013, số lƣợng nhân viên vẫn bị giảm, tuy nhiên mức giảm này ít hơn năm trƣớc đó, chỉ giảm thêm 19 ngƣời tỉ lệ 19,19% so với tháng 6/2012. Trong đó tổ bảo vệ vẫn bị giảm nhiều nhất so với các tổ khác là 4 ngƣời (giảm 17,39% so với năm 2012) và thêm vào đó là khối văn phòng cũng bị giảm 4 nhân viên (giảm 25% so với năm 2012). Điều này đã dẫn đến nhiều bất cập tồn tại nhƣ hiện nay. Mặc dù giảm nhân sự để giảm bớt chi phí khi tình hình doanh thu không khả quan, tuy nhiên mức giảm và bộ phận giảm cũng phải hợp lý để các nhân viên có thể thực hiện tốt trách nhiệm và công việc của mình. Vì khối văn phòng giảm mất 4 nhâ viên đã dẫn đến công việc bị xáo trộn phần nào. Nhân viên hành chính phải kim nhiệm vai trò thủ quỹ, từ 3 kế toán viên giờ chỉ còn 1. Những sự chồng chéo, kim nhiệm đó đã dẫn đến các nhân viên không kịp hoàn thành tiến độ công việc nhƣ dự định và dẫn đến nhiều bê trễ không cần thiết. Thiết nghĩ việc giảm nhân sự để giảm bớt chi phí và nâng coa năng suất làm việc của nhân viên trong gia đoạn kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay là một phƣơng pháp không sai. Tuy nhiên sự cắt giảm cần phải hợp lý và ở một mức độ vừa phải để không làm ảnh hƣởng đến ngƣời lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở siêu thị Vinatex Cần Thơ vẫn còn nhiều bất cập, lộ rõ những yếu kém trong công tác quản lý nhân sự. Chính vì thế cần có những biện pháp củng cố và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, chỉ có nhƣ vậy siêu thị Vinatex Cần Thơ mới có thể tiếp tục duy trì hoạt động trong ngành nhƣ các đối thủ cạnh tranh.