2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn sau :
Phòng Tổ chức- Hành chánh và phòng Kế toán siêu thị Vinatex Cần Thơ cung cấp giai đoạn 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013.
Thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet và các nghiên cứu đã thực hiện.
Số liệu sơ cấp thu thập nhƣ sau: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn nhân viên 1. Nhu cầu sinh học cơ bản (3 biến)
- Tiền lƣơng
- Môi trƣờng làm việc
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2. Nhu cầu an toàn (3 biến) - An toàn trong công việc - Phúc lợi
- Áp lực công việc
3. Nhu cầu quan hệ xã hội (2 biến) - Quan hệ với các đồng nghiệp - Quan hệ với lãnh đạo
4. Nhu cầu đƣợc tôn trọng (3 biến)
- Sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp dƣới - Sự ghi nhận, đánh giá, động viên khuyến khích của lãnh đạo
- Vị trí trong tổ chức
5. Nhu cầu đƣợc thể hiện bản thân (3 biến) - Đƣợc chủ động trong công việc
- Có cơ hội đƣợc học tập, thăng tiến
- Làm việc phù hợp chuyên môn nghiệp vụ
Động lực làm việc Sự thích thú mong muốn đƣợc làm việc (1 biến)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên
trong siêu thị Vinatex Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi.
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.3.2.1 Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích, so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối với các chỉ tiêu liên quan đến: Tổng số, tỷ lệ, trung bình… của số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động, cơ cấu nhân sự để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị Vinatex Cần Thơ.
2.3.2.2 Đối với mục tiêu 2
Sử dụng phƣơng pháp Cronbach’s alpha đánh giá độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên, kết hợp với phƣơng pháp phân tích nhân tố hiệu chỉnh lại bộ tiêu chí đánh mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên. Sau đó tính trị trung bình để xác định mức đánh giá của nhân viên về từng tiêu chí.
2.3.2.3 Đối với mục tiêu 3
Sử dụng phƣơng pháp hồi tuyến tính để phân tích mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên.
Phƣơng pháp tƣơng quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhƣng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là một phƣơng pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Bởi vậy 2 phƣơng pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là hồi quy tƣơng quan. Mục đích của phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan là ƣớc lƣợng mức độ liên hệ (tƣơng quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến đƣợc giải thích), hoặc ảnh hƣởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng trong kinh doanh và phân tích kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên độc lập. Mục tiêu phân tích mô hình hồi quy tƣơng quan: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến đƣợc giải thích) bị ảnh hƣởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn gọi là biến giải thích).
Phƣơng trình hồi quy tƣơng quan có dạng:
Yi =β0+β1X1i+ β2X2i + ....+ βnXni
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
Xk(i = 1, n): các biến độc lập
β0: Phản ánh mức độ ảnh hƣởng của nhân tố khác đến động lực làm việc của nhân viên (ngoài các chỉ tiêu phân tích đã đƣa ra).
βk (i = 1, k): Các hệ số hồi quy này phản ánh mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố biến phụ thuộc. Nếu β > 0: ảnh hƣởng thuận; β < 0: ảnh hƣởng nghịch, β càng lớn thì sự ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.
Hệ số xác định R2: (R - square) đo lƣờng độ phù hợp của mô hình hồi qui, đƣợc định nghĩa nhƣ tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) đƣợc giải thích bởi các biến độc lập Xi, phần còn lại là các nhân tố khác chúng ta chƣa nghiên cứu. R2 càng gần 1, mô hình càng phù hợp. Tuy nhiên, R2
sẽ không giảm khi một biến giải thích đƣợc bổ sung vào mô hình. Vì thế R2 không phải là chỉ tiêu tốt để xem xét bổ sung thêm biến hay không. Các tốt nhất là dựa vào lý thuyết kinh tế và kiểm định mức ý nghĩa của hệ số ƣớc lƣợng đối với biến đó.
Bảng 2.2: Danh sách biến sử dụng trong đề tài nghiên cứu
STT Mã hóa Tên biến Mô tả biến
1 luong Tiền lƣơng Lƣơng nhận đƣợc mỗi tháng
2 moitruong Môi trƣờng làm việc
Không gian, môi trƣờng xung quanh liên quan đến công việc mỗi ngày
3 cosovatchat Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Các điều kiện vật chất, công cụ, dụng cụ,… phục vụ công việc 4 antoan An toàn trong công
việc
Ngƣời lao động cảm nhận về sự an toàn trong quá trình làm việc 5 phucloi Phúc lợi Các chính sách phúc lợi công ty
dành cho ngƣời lao động
6 apluc Áp lực công việc
Nhân viên cảm nhận về mức độ áp lực nhƣ thế nào trong lúc làm việc hằng ngày
7 qhdn Quan hệ với đồng
nghiệp
Mối quan hệ giữa nhân viên và các đồng nghiệp
8 qhld Quan hệ với lãnh
đạo
Mối quan hệ, sự giao tiếp giữa nhân viên và các cấp lãnh đạo công ty
9 ttrcuadn
Sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp dƣới
Nhân viên đƣợc đồng nghiệp và cấp dƣới yêu mến tôn trọng nhƣ thế nào
10 ghinhancuald Sự ghi nhận, đánh giá, động viên,
Lãnh đạo có ghi nhận, đánh giá hiệu quả làm vệc, động viên nhân
khuyến khích của lãnh đạo
viên khi cần thiết không
11 vitri Vị trí trong tổ chức
Nhân viên nhận thấy vị trí và tầm quan trọng của mình trong tổ chức nhƣ thế nào thông qua cách thể hiện của đồng nghiệp và Ban giám đốc
12 chudong
Đƣợc chủ động trong công việc
Nhân viên thực hiện công việc một cách sáng tạo và theo cách riêng của họ mà vẫn đảm bảo quy định của công ty
13 hoctap
Có cơ hội đƣợc học tập, thăng tiến
Các chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho ngƣời có năng lực thăng tiến
14 phuhop
Làm việc phù hợp chuyên môn nghiệp vụ
Công việc đƣợc giao có đúng khả năng, chuyên môn không và có quà sức nhân viên không
Nguồn : Tác giả nghiên cứu, 2013
2.3.2.4 Đối với mục tiêu 4
Từ việc thực hiện các mục tiêu trên là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong chính sách nhân sự của Vinatex Cần Thơ và ngày một cải thiện hơn động lực làm việc của nhân viên siêu thị.
2.3.3 Thang đo
Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu thuộc về cảm nhận của con ngƣời về một vấn đề. Tác giả sử dụng 2 dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi mở là dạng câu hỏi để đáp viên có thể tự do trả lời theo suy nghĩ của mình mà không bị gò bó về sự trả lời. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đáp viên trả lời dựa vào gợi ý đáp án mà tác giả nghiên cứu đƣa ra.
Và thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện thái độ đồng ý hay không đồng ý của đáp viên về các vấn đề có liên quan đến biến quan sát của nghiên cứu trong bảng câu hỏi. Việc xác định mức độ cảm nhận về động lực làm việc nên việc sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert là phù hợp nhất. Với câu trả lời của ngƣời trả lời dƣới dạng
thang đo này, ta sẽ thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của từng khía cạnh đến động lực làm việc và mức độ ảnh hƣởng nhiều hay ít của từng nhân tố. Ngoài ra, việc đƣa thang đo Likert vào bảng câu hỏi, tác giả tham khảo dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2012). Bên cạnh đó, theo Châu Văn Toàn (2009), vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập đƣợc để xử lý, phân tích định lƣợng để xác định mối quan hệ tƣơng quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng nhƣ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
2.3.4 Chọn mẫu
2.3.4.1 Tổng thể
Tổng thể nghiên cứu là nhân viên chính thức của siêu thị Vinatex Cần Thơ.
2.3.4.2 Phương pháp chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra đƣợc đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện đƣợc cho tổng thể chung.
Có rất nhiều phƣơng pháp chọn mẫu tùy theo mục đích và điề kiện nghiên cứu. Theo Võ Hải Thủy (2011), chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phƣơng pháp chọn mẫu mà khả năng đƣợc chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều nhƣ nhau. Đây là phƣơng pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính đƣợc sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng đƣợc các phƣơng pháp ƣớc lƣợng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung. Thông thƣờng ta khó áp dụng phƣơng pháp này vì không xác định đƣợc danh sách cụ thể của tổng thể chung (ví dụ nghiên cứu trên tổng thể tiềm ẩn); tốn kém nhiều thời gian, chi phí, nhân lực cho việc thu thập dữ liệu khi đối tƣợng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau,…
Tuy nhiên, tác giả chọn sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì đã có danh sách cụ thể của tổng thể nên có thể khắc phực nhƣợc điểm của phƣơng pháp này mang lại. Danh sách tổng thể bao gồm 80 nhân viên chính thức của siêu thị Vinatex Cần Thơ đang làm việc tính đến thời điểm tháng 09/2013. Danh sách đƣợc cung cấp bởi phòng Tổ chức- Hành chánh dƣới dạng file Excel. Tác giả sẽ sử dụng hàm Random trong Excel để lần lƣợt tìm ra mẫu cần phỏng vấn.
2.3.4.3 Kích thước mẫu
Tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện thực hiện mà mỗi nghiên cứu có kích thƣớc mẫu khác nhau. Việc kích thƣớc mẫu bao nhiêu là phù hợp hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khách nhau. Một nguyên tắc chung là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thƣớc mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có đƣợc. Theo Châu Văn Toàn (2009), một số nhà nghiên cứu khác không đƣa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đƣa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ƣớc lƣợng. Đối với phân tích nhân tố, kích thƣớc mẫu sẽ phụ thuộc vào số lƣợng biến đƣợc đƣa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, đƣợc trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lƣợng mẫu cần gấp 5 lần so với số lƣợng biến. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số lƣợng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát (trích từ Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 12, số 15 - 2009).
Mô hình nghiên cứu ban đầu tác giả đƣa ra 14 biến quan sát để thiết lập mô hình hồi quy. Vì vậy số lƣợng mẫu tối thiểu cần thiết là 14 x 5 = 70. Bên cạnh đó số lƣợng nhân viên thực tế đến thời điểm hiện tại là 80 nên tác giả quyết định cỡ mẫu dự kiến sẽ là 80 mẫu để phù hợp với lý thuyết và phòng trừ những mẫu hao hụt do hỏng, sai sót hay thất lạc.
2.3.5 Mô hình lý thuyết
Hình 2.4: Mô hình lý thuyết nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất, 2013
Thống kê mô tả
Hồi quy tuyến tính BỘ SỐ LIỆU
Đánh giá của nhân viên về mức độ tạo động lực làm việc của
công ty Thông tin chung
của nhân viên
Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc Giải pháp
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vinatex
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VIETNAM FASHION COMPANY Tên thƣơng hiệu : VINATEXMART , VINATEX FASHION Trụ sở chính:
Địa chỉ : số 02 Hoàng Việt, phƣờng 04, quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại : (+84.8) 3948 0800 Fax : (+84.8) 3948 0603
Website: www.vinatexmart.vn Email: info@vinatexmart.vn
Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các đơn vị nghiên cứu đào tạo, gần 100 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thƣơng mại dịch vụ, có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, hoạt động đầu tƣ tài chính, đầu tƣ vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may...Vinatex là một trong những tập đoàn dệt may có qui mô và sức cạnh tranh hàng đầu Châu Á.
Ngày 10/10/2001, tại quyết định số 1021/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị Tập Đoàn Dệt May Việt Nam đã chính thức thành lập Trung tâm Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam.
Ngày 25/6/2002 bộ Công Thƣơng đã ký quyết định số 1478/QĐ/TCCB đổi tên Trung tâm Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam thành Công ty Kinh doanh hàng Thời trang Việt Nam.
Ngày 04/07/2011 chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên là: Công ty TNHH Một Thành Viên Thƣơng Mại Thời Trang Dệt May Việt Nam.
3.1.2 Quá trình hoạt động và phát triển
Từ những cửa hàng thời trang với diện tích nhỏ, Vinatexmart đã hình thành những siêu thị trung tâm thời trang với diện tích và qui mô lớn hơn. Đến nay, hệ thống Vinatexmart đã có: 58 điểm bán hàng bao gồm trung tâm thƣơng mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng thời trang.
3.1.3 Định hƣớng phát triển
Chiến lƣợc phát triển đến năm 2015 sẽ phát tirển 200 siêu thị và cửa hàng, trở thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam lớn nhất.
Là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng dệt may lớn nhất Việt Nam. Nằm trong Top 2 của Hệ thống bán lẻ Việt Nam.
3.2 SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ
3.2.1 Giới thiệu về Vinatex Cần Thơ
Tên giao dịch: Trung Tâm Thƣơng Mại Vinatex Cần Thơ
Địa chỉ: 42 đƣờng 30/4, phƣờng An Phú, quận Ninh kiều, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 071 3 763 227
Email: vinatex-cantho@vinatexmart.vn
3.2.1.1 Tầm nhìn
Siêu thị hàng đầu, mạnh về ngành hàng thời trang dệt may Việt Nam, đƣợc khách hàng tín nhiệm ƣu tiên lựa chọn.
3.2.1.2 Sứ mệnh
Thấu hiểu, mang đến giá trị cuộc sống tƣơi đẹp cho khách hàng qua những sản phẩm hàng hiệu Việt Nam chất lƣợng tốt, giá trị đáng tiền và dịch vụ tiện lợi.
3.2.1.3 Giá trị cốt lõi
Thấu hiểu: Quan sát, lắng nghe, cảm nhận sâu sắc để thấu hiểu nhu cầu, ƣớc muốn, mong đợi của khách hàng để đáp ứng tốt nhất trong các phân khúc khác nhau.
Thân thiện và chu đáo: Gần gũi, vui vẽ, cởi mở, chủ động quan tâm chăm sóc tận tình đến khách hàng.
Bản sắc gia đình Việt Nam:
+ Chia sẻ, gìn giữ phát huy giá trị bản sắc gia đình Việt Nam + Gắn bó, đùm bọc và chia sẽ giữa các thế hệ