0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Các nghiên cứu về động lực làm việc

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ (Trang 31 -31 )

Nguyễn Duy Cƣờng (2009), “Đo lƣờng mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam”, tác giả thực hiện đề tài dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trƣớc của Trần Kim Dung (2005, 2007) và trao đổi với cấp trên các phòng ban, giám đốc nhân sự cũng nhƣ đồng nghiệp trong cùng công ty. Đề tài đã xác định đƣợc các thành phần cần thiết cho mô hình nghiên cứu đối với sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam. Nghiên cứu kết quả thực hiện công việc của nhân viên đƣợc thực hiện dựa trên chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI- Key Performance Indicator) thông qua việc lấy ý kiến nhận xét và đánh giá của các Trƣởng bộ phận đơn vị công ty. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua phƣơng pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – trả lời viết kích thƣớc mẫu là 219. Song song đó là việc tham khảo ý kiến đánh giá kết quả làm việc từ các Trƣởng bộ phận, Giám đốc nhân sự dựa vào các tiêu chí đánh giá theo KPI. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ đƣợc xử lý với phần mềm SPSS. Thang đo đƣợc sử dụng là Likert 7 cấp độ đƣợc đánh giá thông qua phân tích Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố để kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị. Các giả thuyết nghiên cứu đƣợc kiểm định thông qua phƣơng pháp phân tích tƣơng quan với hệ số Pearson và hồi qui tuyến tính bội.

Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2012), “Xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn phòng ở thành phố Cần Thơ”, tác giả dựa trên cơ sở các nghiên cứu về con ngƣời nhƣ lý thuyết hai nhân tố của Thuyết mong đợi của Vroom, Thuyết công bằng, Thuyết xếp đặt mục tiêu và một số nghiên cứu ứng dụng lý thuyết trên nhƣ thang đo động viên nhân viên của Nguyễn Ngọc Lan Vy, Trần Kim Dung (2005) đƣợc thu thập từ tạp chí Phát triển kinh tế số 224. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhân viên với tổng số mẫu là 96. Phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo đối tƣợng nhân viên làm việc trong văn phòng ở doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH và khu vực nghiên

cứu đƣợc chia theo 3 quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp định tính để nghiên cứu sơ bộ những yếu tố động viên từ các nhân viên đang làm việc. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện thái độ đồng ý hay không đồng ý của đáp viên về các vấn đề có liên quan đến biến quan sát của nghiên cứu trong bảng câu hỏi. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng thông qua phân tích Cronbach’s alpha để kiểm định thang đo, phân tích nhân tố để gom nhóm và loại biến. Và cuối cùng sử dụng hàm hồi quy để xem xét mức độ quan trọng của từng thang đo đến động viên nhân viên.

Nguyễn Văn Điệp (2007), “Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợp tác xã Thƣơng mại thành phố Hồ Chí Minh”, dựa trên cơ sở lý thuyết các nghiên cứu về con ngƣời của F.Herzberg, lý thuyết thang đo mô tả công việc (Job Descriptive Index - JDI), thang đo này đƣợc đánh giá rất cao cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, do Smith et al (1996) thiết lập và mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) tác giả đã đƣa ra mô hình nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của mức độ thỏa mãn với từng yếu tố thành phần công việc đến các yếu tố thành phần của sự gắn kết đối với tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp thông qua việc phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và có những giải thích cần thiết, kích thƣớc mẫu là 363. Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thang đo đƣợc tác giả sử dụng là Likert 5 mức độ. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm đo lƣờng mức độ cảm nhận tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến biến nghiên cứu.

Trƣơng Minh Đức (2011), “Ứng dụng mô hình định lƣợng đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ERICSSON tại Việt Nam”, tác giả áp dụng phƣơng pháp định tính sử dụng các lý thuyết nghiên cứu của các chuyên gia để đƣa ra mô hình nghiên cứu, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lƣờng các khái niện nghiên cứu. Cụ thể là ứng dụng lý thuyết về năm bậc nhu cầu của Maslow để đƣa ra mô hình đánh giá việc tạo động lực cho nhân viên. Bên cạnh đó, thông qua điều tra các đáp viên với cỡ mẫu là 51, tác giả sử dụng các phƣơng pháp định lƣợng để đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho nhân viên. Các biến trong mô hình đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ (trong đó: mức 1 = rất không hài lòng, mức 2 = không hài lòng, mức 3 = tạm đƣợc, mức 4 = hài lòng và mức 5 = rất hài lòng). Thang đo này đƣợc đƣợc đánh giá thông qua 2 công cụ: hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính để xác định cụ thể mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

Châu Văn Toàn (2009), “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh”, nghiên cứu sử dụng thống kê suy diễn phân tích kết quả thu thập đƣợc từ mẫu. Từ các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc và các nghiên cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu trong vấn đề này thang đo các nhân tố của sự thỏa mãn công việc đã đƣợc xây dựng với thang đo Likert 5 mức độ. Cronbach’s alpha đƣợc dùng để lựa chọn và củng cố thành phần của của thang đo, phân tích nhân tố EFA đƣợc dùng để xác định các nhân tố ẩn chứa đằng sau các biến số đƣợc quan sát. So sánh trung bình của các tổng thể con chia theo đặc điểm khác nhau của tổng thể cho phép suy luận sự giống và khác nhau giữa các tập tổng thể con đƣợc quan tâm. Cuối cùng phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố thực sự có ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc cũng nhƣ hệ số của các nhân tố này trong phƣơng trình hồi quy tuyến tính. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc thu thập từ bảng câu hỏi gửi cho các nhân viên khối văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh với cách thức lấy mẫu là thiết kế chọn mẫu phi xác suất, với hình thức chọn mẫu thuận tiện, kích cỡ mẫu là 200. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ (Trang 31 -31 )

×