2.3.3.1. Kênh phân phối truyền thống
Tính đến 31/12/2012 Việt Á chỉ mở thêm 1 điểm giao dịch tại Hà Nội, nâng tổng số điểm hoạt động lên 85 điểm. Công tác phát triển mạng lưới gặp khó khăn khi NHNN ban hành công văn số 3861/NHNN-TTGSNH chỉ cho phép những hồ sơ xin cấp phép của các NHTM trình trước ngày 25/02/2011 đã ảnh hưởng nhiều đến việc mở
Bảng 2.3: Số lượng các điểm giao dịch của Việt Á Địa điểm Hội sở, chi nhánh Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Tp Hồ Chí Minh 6 23 1 Hà Nội 1 8 2 Đà Nẵng 1 7 Quảng Nam 1 4 Bình Định 1 2 Bình Dương 1 2 Đồng Nai 1 3 Cần Thơ 1 6 An Giang 1 4 Bạc Liêu 1 4 Đắc Lắc 1 2
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Việt Á năm 2012)
Số lượng các điểm giao dịch của Việt Á tương đối ít so với nhiều ngân hàng khác do thời gian phát triển còn ngắn, tiềm lực tài chính hạn chế. Các điểm giao dịch chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, chưa đi sâu vào các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Đa số các điểm giao dịch chỉ tập trung ở Tp HCM và các tỉnh phía nam, khu vực miền trung và miền bắc chưa được quan tâm đầu tưđúng mức.
2.3.3.2. Các kênh phân phối có sử dụng công nghệ hiện đại
Trong những năm gần đây, với lợi thế về chi phí, sựđa dạng, tiện dụng các kênh phân phối có sử dụng công nghệ hiện đại được các ngân hàng rất quan tâm đầu tư phát triển, trong bối cảnh đó Việt Á cũng rất nỗ lực xây dựng cho mình một kênh phân phối có hàm lượng công nghệ cao nhằm theo kịp thị trường và cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Máy ATM – EFTPOS: Hiện nay máy ATM của Việt Á chỉ có 45 máy và hầu như chỉđặt tại các trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch. Máy POS của bản thân ngân hàng
cũng rất ít. Tuy nhiên để khắc phục điều này ngân hàng đã cố gắng liên kết với các ngân hàng trong liên minh thẻ Smartlink như Vietconbank, Techcombank, VIB, Phương Nam, Hàng Hải, Quân Đội…để thẻ của Việt Á có thể giao dịch được trong hệ
thống máy ATM của các ngân hàng này. Ngoài ra việc liên kết này còn nâng tổng số
máy POS chấp nhận thẻ của Việt Á lên 28.000 máy. Bên cạnh đó ngân hàng còn cố
gắng phát triển các tiện ích cộng thêm cho thẻ.
Chính sách liên kết này là hợp lý đối với các ngân hàng nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế như Việt Á để gia tăng mạng lưới máy ATM – EFTPOS của mình. Tuy nhiên chính sách này sẽ làm giảm lợi ích của khách hàng do các tiện ích, biểu phí dịch vụ thẻ ngoài hệ thống do các ngân hàng khác quy định mà Việt Á khó khống chế. Về
lâu dài điều này sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thẻ Việt Á.
Internet – Mobile – Home Banking: Nhìn chung các kênh phân phối này ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm truy vấn thông tin là chủ yếu như số dư tài khoản, 5 giao dịch gần nhất, dư nợ cho vay, các thông tin chung của ngân hàng gồm tỷ giá, lãi suất, biểu phí… và một số hoạt động thanh toán như thanh toán các hoá đơn tiền điện, nước, chuyển khoản, tuy nhiên các tiện ích dịch vụ này còn nghèo nàn, không có gì đặc biệt thậm chí còn yếu kém hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Cổng thanh toán trực tuyến: Ngày14/07/2011 Việt Á chính thức triển khai cổng thanh toán trực tuyến với nhiều tiện ích thiết thực, đáp ứng nhu cầu mua sắm và thanh toán online của khách hàng được liên kết với Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại trực tuyến OnePay qua đó khách hàng có thể thanh toán hoá đơn mua hàng tại một số
website thương mại điện tử như: Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, siêu thị Mediamart, khách sạn Grand Hotel, nước hoa Linhperfume, nữ trang Zela,….Việc phát triển hệ
thống thanh toán trực tuyến là bước đi đúng đắn do nhu cầu này ngày càng tăng trong thị trường, cần gia tăng hợp tác với nhiều doanh nghiệp hơn nữa để phát triển hệ thống phân phối của ngân hàng.
2.3.4. Hoạt động về quảng bá
2.3.4.1. Quảng cáo
Hoạt động quảng cáo của Việt Á chủ yếu tập trung vào các ngày lễ lớn, ngày kỷ
niệm thành lập ngân hàng hay khai trương chi nhánh, phòng giao dịch mới, hoặc trong dịp tung ra sản phẩm mới trên thị trường bằng nhiều hình thức sau:
- Quảng cáo trên báo và tạp chí chuyên ngành: Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Giải Phóng, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Người Lao Động, Đầu Tư Tài Chính, Tạp Chí Ngân Hàng…
- Quảng cáo trên các phương tiện in ấn: Catalogue, brochure, tờ rơi, poster và banner…
- Quảng cáo trên truyền hình: Các bản tin tài chính trên VTV3, HTV7…
- Quảng cáo trên internet: Việt Á quảng cáo các sự kiện, sản phẩm của mình thông qua website của ngân hàng là www.Vietabank.com.vn và liên kết với website www.thuonghieuviet.com & www.vnexpress.net.
Các hình thức quảng cáo bằng thư trực tiếp hay gọi điện đến khách hàng chưa
được áp dụng. Hiện nay Việt Á quảng cáo chỉ nhằm vào 2 mục tiêu chính là thông báo các chương trình khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên các kênh quảng cáo không nhiều, tần suất thấp, chủ yếu là đăng thông tin lên trang web của ngân hàng nên chưa thực sự thu hút đông đảo khách hàng biết đến. Ban lãnh đạo chỉ đưa ra các chiến lược chung chung mà chưa có những kế hoạch cụ thể trong việc định hướng xây dựng thương hiệu, định vị thương hiệu, phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu.
2.3.4.2. Khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi được ngân hàng Việt Á áp dụng thường xuyên nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.
Hình 2.5: Các hình thức khuyến mãi của Việt Á
Trong năm 2012 Việt Á đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi đối với tiền gửi tiết kiệm như:
- Nhằm chào đón năm mới Xuân Nhâm Thìn 2012, Ngân hàng Việt Á triển khai chương trình huy động dự thưởng “Gửi tiền trúng thưởng: Mỗi ngày trúng tiền – Cuối tuần trúng lượng – Cuối kỳ trúng ký vàng SJC” từ ngày 06/01/2012 đến 12/04/2012 với tổng giá trị giải thưởng gần 12 tỷđồng, chương trình sẽ mang đến cho Quý khách hàng cơ hội trúng hơn 45.000 giải thưởng hấp dẫn.
- Nhằm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 9 của Ngân hàng Việt Á và chào hè 2012, từ
ngày 20/06/2012 đến ngày 07/09/2012, Ngân hàng Việt Á triển khai chương trình huy
động dự thưởng “Gửi tiền nhỏ - Trúng nhà to” với tổng giá trị giải thưởng gần 14 tỷ đồng cùng 244.729 giải thưởng hấp dẫn.
- Chương trình “Vui xuân Việt Á – Trúng ngay ký vàng” của Việt Á được triển khai từ ngày 18/12/2012 đến ngày 28/02/2013 được xem là món quà tri ân đến khách hàng tiền gửi tiền tại ngân hàng Việt Á nhân dịp xuân Quý Tỵ 2013. Cùng với mức lãi suất mang lại khả năng sinh lợi tốt nhất, khách hàng của Việt Á sẽđón nhận niềm vui may mắn trong suốt thời gian diễn ra chương trình và cuối chương trình.
Các chương trình khuyến mãi của Việt Á hầu như diễn ra liên tục suốt năm và
đều có quy định khách hàng cá nhân chỉ cần gửi tiết kiệm tối thiểu từ 2 triệu đồng hoặc 200 USD; và khách hàng tổ chức gửi tối thiểu 5 triệu đồng hoặc 300 USD sẽ nhận
được các cơ số dự thưởng. Khách hàng gửi tiền càng nhiều sẽ được cấp thêm nhiều
Các hình thức khuyến mãi Quay số trúng thưởng Quà tặng ( tiền hoặc hiện vật ) Miễn phí một số dịch vụ bổ sung Lãi suất cộng thêm
phiếu cào cơ số dự thưởng để có cơ hội trúng thưởng càng lớn nhằm thu hút được tối
đa lượng tiền tiết kiệm trong dân chúng.
Chương trình khuyến mãi đối với sản phẩm thẻ:
- Từ 28/06/2011 Việt Á chính thức tham gia kết nối liên minh mạng Smartlink, VNBC, banknetVN, chủ thẻ của Việt Á không phải tốn phí khi thực hiện giao dịch trên ATM (phí rút tiền mặt, in sao kê, tra cứu số dư…) của Việt Á cũng như các ngân hàng liên minh.
- Từ 28/07/2011, Ngân hàng Việt Á chính thức phát hành miễn phí thẻ tín dụng Visa, miễn phí thường niên năm đầu tiên và tặng áo mưa khi khách hàng mở thẻ.
- Từ 12/02/2012 thông qua 2 tổ chức thanh toán uy tín OnePay và SmartLink, Ngân hàng Việt Á đem đến cho khách hàng phương tiện thanh toán nhanh chóng, đảm bảo và tin cậy nhất trong môi trường thanh toán trực tuyến hiện nay. Khách hàng chỉ
cần đến bất kỳđiểm giao dịch nào của ngân hàng Việt Á đểđăng ký sử dụng và không phải tốn bất kỳ khoản phí nào để sử dụng dịch vụ này.
Năm 2012 Việt Á đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội như sau:
- VietABank: Góp lửa cho mùa xuân ấm tình - Nhân dịp xuân Nhâm Thìn, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Việt Á đã đến thăm và tặng quà cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại hai huyện Cần Giuộc và Củ Chi.
- Sáng ngày 20/05/2012, toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Việt Á – Chi nhánh Hội An đã ra quân hưởng ứng ngày Chủ nhật tình nguyện với thông
điệp “VietABank chung tay vì sức khoẻ cộng đồng”.
- Từ ngày 29/07 đến ngày 07/08/2012, Ngân hàng Việt Á (VietABank) đồng hành cùng chương trình “Cộng đồng Việt – Lào hợp tác, đầu tư và bảo vệ môi trường” do Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) và Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp tổ chức.
- Từ ngày 1/11/2012 đến 5/11/2012, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) tham gia Hội chợ Quốc tế Trang sức Việt Nam lần thứ 21 trong cương vị là nhà tài trợ.
Các hình thức quan hệ công chúng của Việt Á khá đa dạng, từ tổ chức sự kiện cho riêng ngân hàng, đến tham gia hoạt động của các hiệp hội khác, cũng như tài trợ
cho các sự kiện quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động này chưa mang tính định kỳ nên chưa được đông đảo công chúng biết đến.
Ngoài ra các hoạt động quan hệ công chúng chủ yếu của ngân hàng là tổ chức các sự kiện, chưa xây dựng được hệ thống các xuất bản phẩm, các câu chuyện có lợi cho ngân hàng, hoạt động vận động hành lang. Công tác quan hệ công chúng nội bộ
chưa được quan tâm đầu tưđúng mức.
2.3.5. Hoạt động về nguồn nhân lực.
2.3.5.1. Tuyển dụng – đào tạo
Bảng 2.4: Tình hình cán bộ công nhân viên Việt Á
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Tổng số CBNV 1.606 1.673 1634 Trên đại học 27 34 40 Đại học 887 947 1030 Cao đẳng, trung cấp 267 272 184 Lao động khác 425 420 380
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Việt Á 2010-2012)
Tính đến tháng 12/2012, tổng số CBNV hiện đang công tác tại Việt Á là 1634 người, giảm 39 người so với đầu năm. Trong đó có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số với 1070 người, tăng 89 người so với đầu năm. Đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, quá trình tuyển dụng tập trung thu hút những người trẻ năng động,
đầy sáng tạo làm nòng cốt nhằm giúp ngân hàng phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới, kết quả là có tới 46,04% nhân viên có độ tuổi dưới 30. Tuy nhiên chỉ có 65% CBNV tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh thấp hơn trung bình ngành là 70%.
Về công tác đào tạo, năm 2012 Chỉ có khoảng 10 khoá đào tạo nội bộ lẫn thuê ngoài với 834 học viên theo học, tập trung vào các khoảng hội nhập, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và đào tạo kỹ năng quản lý.
2.3.5.2. Đãi ngộ
Nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu cơ bản của người lao động là thu nhập từ lương có thể trang trải chi phí cuộc sống hàng ngày cũng như có dư để tích luỹ. Việt Á luôn cố
gắng nâng cao mức thu nhập của người lao động.
Bảng 2.5: Lương bình quân đầu người / tháng tại Việt Á Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Việt Á 2010-2012)
Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế, tạo nhiều bất lợi cho hoạt
động ngân hàng, nhưng Việt Á vẫn có gắng tăng thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động từ 8 triệu đồng năm 2011 lên 8,2 triệu đồng năm 2012 đi ngược với tình hình chung trong ngành là giảm lương. Điều này cũng dể hiểu là Việt Á đang nỗ
lực tuyển dụng nhân lực chất lượng cao nhằm giúp ngân hàng phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới. Tuy nhiên so với mặt bằng lương trong ngành ngân hàng như
tại ACB năm 2012 là 10,25 triệu đồng, tại VCB năm 2012 là 16,5 triệu đồng thì lương của Việt Á trả cho người lao động là khá thấp. Đây là khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hút, gìn giữ nhân tài.
Để bù đắp cho những thiếu sót trên Việt Á cố gắng thực thi chính sách lương cạnh tranh, khen thưởng, thăng chức tương xứng với sựđóng góp cụ thể của từng nhân viên. Ngoài ra Việt Á còn tổ chức những sự kiện, chuyến du lịch nhằm thắt chặt mối quan hệ của từng nhân viên với nhau cũng như của nhân viên với ngân hàng. Tuy vậy các chính sách này chỉ mới được áp dụng thời gian gần đây nên nó chưa thực sựđi vào
đời sống, ý thức của người lao động.
Tuy rất cố gắng trong công tác về nguồn nhân lực nhưng các hoạt động của Việt Á vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót:
31/12/2010 31/21/2011 31/12/2012 Lương và các chi phí liên quan 139.937 160.759 160.668
Tổng số CBNV 1606 1673 1634
- Chưa cung cấp tầm nhìn cho nhân viên: Trong công tác đào tạo, ngân hàng chỉ
tập trung cho việc hội nhập, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ mà chưa cho nhân viên thấy
được mức độ quan trọng của họ đối với ngân hàng, cũng như gắn kết mục tiêu của ngân hàng với mục tiêu phấn đấu của nhân viên. Điều này sẽ làm giảm độ trung thành, cũng như tâm huyết của nhân viên đối với ngân hàng.
- Chưa nhấn mạnh đến tính đồng đội: Các hoạt động đào tạo chưa chú trọng đến việc huấn luyện chéo nhân viên cho nhiều công việc khác nhau nhằm làm phong phú kinh nghiệm làm việc của nhân viên, gia tăng khả năng làm việc nhóm và có thể đáp
ứng yêu cầu khi cần.
- Chưa xây dựng và sử dụng được một bầu không khí thông tin cởi mở trong nội bộ ngân hàng nhằm phổ biến kiến thức và thu nhận phản hồi từ nhân viên.
2.3.6. Hoạt động về quy trình nghiệp vụ
Xuất phát từ các hoạt động thực tế tại ngân hàng, Việt Á đã từng bước xây dựng cho mình bộ quy trình nghiệp vụ cụ thể cho từng chức vụ trong các hoạt động ngân hàng thông qua các bản mô tả công việc.
Ngoài ra xuất phát từ nhu cầu kiểm soát chặt chẽ thông tin khách hàng tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch gây rắc rối cho khách hàng và ngân hàng, đảm bảo được lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ năm 2006, Việt Á đưa hệ thống smart bank vào sử dụng, online toàn hệ thống. Điều này là một trong những bước đi mang tính quyết định để Việt Á triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Phone Banking, Home Banking, thẻ ATM Việt Á Card…
Việt Á còn tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu và
đường truyền VPN dự phòng cho toàn hệ thống vào năm 2009, điều này nâng cao mức
độ an toàn hệ thống cho Việt Á trong những trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên do tình hình tài chính yếu kém, việc đầu tư cho công nghệ hiện đại rất hạn chế nên công cuộc cải tiến quy trình nghiệp vụ tại ngân hàng Việt Á không có tiến