2.2.1. Môi trường vĩ mô
Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020: cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng đểđạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu. Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ
hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên các năm 2011 và 2012 là những năm đầy biến động, để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, ngày 24/02/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”. Để hiện thực hoá các mục tiêu trên, Vào năm 2012 NHNN đã phân chia các ngân hàng thành 4 nhóm với nhóm 1 được tăng trưởng tín dụng 17%, nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 12% và nhóm 4 thì không được tăng trưởng tín dụng và có nguy cơ bị giải thể, sát nhập.
Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hoá không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hoá tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm
kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của NHNN
đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng đểđảm bảo
ổn định tiền đồng Việt Nam. Đây là động thái có ảnh hưởng rất lớn đối với các ngân hàng có nghiệp vụ huy động vàng, ngoại tệ trong dân do ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng, trong đó có ngân hàng Việt Á.
2.2.1.2. Môi trường văn hoá – xã hội
Việt Nam có dân số trẻ. Trên tổng số dân 90 triệu người, 20% có tài khoản ngân hàng. Nhận thức của người dân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao. Thay đổi trong thói quen sử dụng tiền mặt thể hiện một cách rỏ rệt, số lượng các giao dịch không dùng tiền mặt thông qua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày một tăng. Đối với Tp. HCM với các lợi thế về khoa học kỹ thuật và giáo dục nên trình
độ dân trí rất cao, nhu cầu về các dịch vụ tài chính của ngân hàng là rất lớn tạo nhiều tiềm năng phát triển cho dịch vụ ngân hàng hiện đại.
2.2.1.3. Môi trường kinh tế
Tp HCM được đánh giá là trung tâm kinh tế tài chính – thương mại lớn của cả
nước, có tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây khá ấn tượng đều trên 10%, với khoảng 150.000 doanh nghiệp chiếm gần 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước và khoảng 250.000 hộ kinh doanh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp với quy mô hoạt động đa số là vừa và nhỏ. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 doanh thu cả nước, mặt khác một số ngân hàng nhỏ có địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Tp HCM. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và những tồn tại trong nền kinh tế nội địa như lạm phát cao những năm qua, nợ xấu phình to, sức mua giảm, tình trạng tồn kho và giải thể của doanh nghiệp đáng báo động, sự yếu kém trong điều hành kinh tế vĩ mô… thì nền kinh tế Tp HCM nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung là không mấy khả quan trong thời gian sắp tới.
2.2.1.4. Môi trường công nghệ
Từ năm 2008 đến nay, những nền tảng đầu tiên của mô hình ngân hàng hiện đại
đã bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là sự phát triển liên tục của sản phẩm ngân hàng điện tử
(internet banking). Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nếu năm 2004 chỉ có 3 ngân hàng triển khai dịch vụ internet banking thì đến năm 2008 con số này đã là 25, với các dịch vụ chủ yếu là cung cấp thông tin, thanh toán hóa đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống. Tiếp đến là sự lên ngôi của dịch vụ thẻ và cho vay tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng có khoảng 10.200 máy ATM, 37.000 máy quẹt thẻ POS, các ngân
hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán. Trong khi đó, kênh phân phối hiện đại (giao dịch qua internet, điện thoại, tin nhắn) cũng phát triển mạnh vì các ngân hàng đã không ngại đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin.
Tuy nhiên hạ tầng công nghệ và viễn thông quốc gia còn nhiều bất cập, phân tán nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ do đó đã không thể hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng phát triển không đồng
đều, hệ thống chuyển mạch của ngân hàng cũng không đồng bộ, nên không kết nối
được theo mô hình thanh toán quốc gia. Vấn đề bảo mật thông tin cũng chưa đáp ứng
được yêu cầu, nạn hacker đối với phần mềm ngân hàng vẫn xảy ra, nguy cơ rủi ro vẫn còn tiềm ẩn với khách hàng và ngân hàng.
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng trên thị trường qua các năm
2007 2008 2009 2010 2012 NHTM nhà nước 5 5 5 5 5 NHTM CP 34 40 39 38 37 NH liên doanh 5 5 5 5 5 Chi nhánh NHNg 41 44 45 53 50 (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd.)
Với tổng số 97 ngân hàng chưa kểđến các tổ chức tín dụng, quỷđầu tư, công ty bảo hiểm khác cho ta thấy được bức tranh tổng thể tình hình cạnh tranh trong ngành ngân hàng là rất khốc liệt.
Ngân hàng Việt Á là một ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với vốn điều lệ là 3000 tỷđồng, thời gian hoạt động chỉ mới 9 năm, thị phần trong huy
động và tín dụng còn rất nhỏ, hệ thống mạng lưới nhỏ hẹp ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng cạnh tranh của ngân hàng.
Bốn nhóm đối thủ chính của Việt Á trên thị trường hiện nay:
- Nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh: Vẫn thể hiện là nhóm ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhờ có thời gian hoạt
động lâu dài và tiềm lực tài chính mạnh. Hiện nay nhóm này đã từng bước hoàn thiện hoạt động ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển nhóm khách hàng ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể, giảm dần các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Chú trọng phát triển dịch vụ tận dụng thế mạnh về vốn, mạng lưới, quan hệđại lý và khả năng đầu tư lớn để khai thác và chiếm lĩnh thị trường dịch vụ thanh toán và dịch vụ hiện đại như dịch vụ thẻ. Điều này làm mô hình hoạt
động của ngân hàng ngày càng giống nhau làm gia tăng mức độ cạnh tranh.
- Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là nhóm ngân hàng năng động nhất, kết quả kinh doanh liên tục nhảy vọt trong các năm qua xuất phát từ chiến lược kinh doanh và tăng vốn điều lệ liên tục. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012 tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thuộc nhóm này đạt 172.108 tỷ đồng. Tiềm lực tài chính ngày càng mạnh giúp các ngân hàng TMCP liên tục đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ
công nghệ hiện đại, gia tăng tiện ích cho người tiêu dùng. Các NHTMCP tiếp tục mở
rộng mạng lưới giao dịch, các chi nhánh rải đều khắp cả nước, bên cạnh đó, việc đa dạng hoá các hình thức huy động, tín dụng linh hoạt cho từng loại khách hàng với thủ
tục gọn nhẹ nhanh chóng giúp nguồn vốn huy động và tín dụng của các NHTMCP tăng rất mạnh và dần chiếm lấy thị phần của các NHTM quốc doanh.
- Nhóm các ngân hàng nước ngoài: Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họđã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking). Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại.
- Các định chế tài chính khác: Là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sự lớn mạnh của những kênh huy động vốn mới như các quỷđầu tư, thị trường chứng khoán và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, nhờ lợi thế về mạng lưới và tỷ suất sinh lợi cao sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng trong thời gian sắp tới.
2.2.2.2. Sản phẩm thay thế
Xét trên bình diện hoạt động của các kênh huy động vốn, cấp tín dụng thì các dịch vụ thay thế ngân hàng là ít có, tuy nhiên với sự phát triển kinh tế những năm gần
đây làm xuất hiện một bộ phận khách hàng không nhỏ thay vì sử dụng các dịch vụ
ngân hàng truyền thống thì chuyển khuynh hướng đầu tư vào thị trường chứng khoáng, mua bảo hiểm, bất động sản thay vì mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó còn có việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thay vì đi vay ngân hàng hoặc thuê tài chính, dịch vụ tài chính khác được cung cấp bằng các công ty tài chính. Tuy nhiên tính cạnh tranh của chúng kém hơn so với với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bởi vì chi phí vốn của chúng cao hơn, các dịch vụ kém đa dạng, ít linh hoạt hơn, rủi ro cao hơn so với
dịch vụ ngân hàng. Vì thế trong tương lai gần, mối đe doạ của các sản phẩm thay thế
chưa rõ nét, hoạt động ngân hàng vẫn được xem là hoạt động huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam.
2.3 Thực trạng các hoạt động marketing mix tại ngân hàng Việt Á 2.3.1. Hoạt động về sản phẩm 2.3.1. Hoạt động về sản phẩm
2.3.1.1. Thanh toán
Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng là những mảng kinh doanh truyền thống của ngân hàng Việt Á từ nhiều năm nay. Để tăng tính đa dạng cho các sản phẩm thanh toán, ngân hàng đã từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị
trường.
Đối với hoạt động thẻ dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2012 Việt Á phát hành thêm 5.736 thẻ nâng tổng số thẻđang lưu hành lên 71.398. Mặc dù rất cố gắng trong việc tăng tiện ích cho thẻ như thu phí truyền hình cáp, tiền điện,… nhưng do giới hạn của năng lực tài chính cũng như hệ thống ATM nên số lượng thẻ của ngân hàng chiếm thị phần rất nhỏ trong 23 triệu thẻ trên thị trường. Bên cạnh đó các thẻđược phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ, đối với thẻ tín dụng thì ngân hàng chỉ mới triển khai và điều kiện phát hành còn khó khăn.
Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2011 đạt 298 triệu USD đạt 149% kế hoạch năm. Năm 2012 mặc dù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hoạt động TTQT, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và việc Việt Á tập trung vào công tác chấn chỉnh hoạt động, doanh số TTQT chưa hoàn thành chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt 77,6 triệu USD với khoản phí dịch vụ thu được 2,1 tỷđồng. Nhìn chung thủ tục cho TTQT còn rườm rà, và thường là khách hàng có nhu cầu tự tìm đến chứ ngân hàng chưa chủđộng trong việc tìm kiếm khách hàng.
Đối với các dịch vụ tiện ích như SMS Banking, Mobile Banking, Home Banking, Webmoney… của ngân hàng thì các sản phẩm cũng khá đơn điệu và không có gì nổi bật so với hệ thống sản phẩm cùng loại trên thị trường.
HĐV bằng VNĐ, 75.47% HĐV bằng ngoại tệ, 2.30% HĐV bằng vàng, 22.20% 2.3.1.2. Huy động
Việc huy động vốn tại Việt Á không ổn định trong các năm gần đây, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế. Với thị phần huy động nhỏ, tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc cấm huy động vàng của ngân hàng nhà nước làm cho việc huy động vốn năm 2011 của ngân hàng giảm hơn 3000 tỷđồng so với 2010. Mặt khác năm 2012 do các nỗ lực trong công tác huy động như các chương trình khuyến mãi, gia tăng huy
động tiền đồng… Nên tổng huy động có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn năm 2010.
14102 20687 17683 19278 0 5000 10000 15000 20000 25000 2009 2010 2011 2012 Hình 2.1: Đồ thị huy động vốn khách hàng từ 2009 – 2012 Đvt: tỷđồng
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Việt Á 2009-2012)
Hình 2.2: Đồ thị cơ cấu huy động theo loại tiền tệ năm 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Việt Á năm 2012)
Tính đến ngày 31/12/2012 tổng vốn huy động đạt 19.278 tỷđồng, trong đó huy
Vay bằng VNĐ, 82% Vay bằng ngoại tệ, 3% Vay bằng vàng, 15%
tổng vốn huy động, đây là một tín hiệu đáng khích lệ vì thu hút được nguồn vốn có tính
ổn định cao từ dân cư. Bên cạnh đó NHNN có chính sách ngưng huy động vàng nên số
dư huy động vàng đã giảm 65%, bù lại huy động bằng VNĐđã có tăng trưởng bứt phá, huy động bằng VNĐ tăng 116% so với cuối năm 2011.
2.3.1.3. Tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng của Việt Á luôn thấp hơn tổng huy động trong thời gian gần đây. Năm 2012 là một năm đầy biến động với nợ xấu tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, tồn kho, tổng cầu thị trường suy giảm mạnh làm cho tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vô cùng ảm đạm.
12049 13391 11578 12890 10500 11000 11500 12000 12500 13000 13500 2009 2010 2011 2012 Hình 2.3: Đồ thị dư nợ cho vay khách hàng từ 2009 – 2012 Đvt: tỷđồng
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Việt Á 2009-2012)
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu nợ theo loại tiền tệ năm 2012
Đến 31/12/2012, dư nợ cho vay VND chiếm 82% tổng dư nợ và huy động VND lớn hơn cho vay VND 4.202 tỷđồng. Về USD, đến quý IV do huy động tăng và dư nợ
cho vay giảm nên thời điểm cuối năm đã khắc phục được tình trạng thiếu USD trong cho vay góp phần bảo đảm thanh khoản cho Việt Á theo từng loại tiền tệ.
Việt Á có nhiều hình thức cho vay bằng tiền và bằng tài sản, cho vay có tài sản
đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo, cho vay từng lần hay cho vay theo hạn mức,