Thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing Mix tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 45)

Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng là những mảng kinh doanh truyền thống của ngân hàng Việt Á từ nhiều năm nay. Để tăng tính đa dạng cho các sản phẩm thanh toán, ngân hàng đã từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị

trường.

Đối với hoạt động thẻ dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2012 Việt Á phát hành thêm 5.736 thẻ nâng tổng số thẻđang lưu hành lên 71.398. Mặc dù rất cố gắng trong việc tăng tiện ích cho thẻ như thu phí truyền hình cáp, tiền điện,… nhưng do giới hạn của năng lực tài chính cũng như hệ thống ATM nên số lượng thẻ của ngân hàng chiếm thị phần rất nhỏ trong 23 triệu thẻ trên thị trường. Bên cạnh đó các thẻđược phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ, đối với thẻ tín dụng thì ngân hàng chỉ mới triển khai và điều kiện phát hành còn khó khăn.

Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2011 đạt 298 triệu USD đạt 149% kế hoạch năm. Năm 2012 mặc dù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hoạt động TTQT, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và việc Việt Á tập trung vào công tác chấn chỉnh hoạt động, doanh số TTQT chưa hoàn thành chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt 77,6 triệu USD với khoản phí dịch vụ thu được 2,1 tỷđồng. Nhìn chung thủ tục cho TTQT còn rườm rà, và thường là khách hàng có nhu cầu tự tìm đến chứ ngân hàng chưa chủđộng trong việc tìm kiếm khách hàng.

Đối với các dịch vụ tiện ích như SMS Banking, Mobile Banking, Home Banking, Webmoney… của ngân hàng thì các sản phẩm cũng khá đơn điệu và không có gì nổi bật so với hệ thống sản phẩm cùng loại trên thị trường.

HĐV bằng VNĐ, 75.47% HĐV bằng ngoại tệ, 2.30% HĐV bằng vàng, 22.20% 2.3.1.2. Huy động

Việc huy động vốn tại Việt Á không ổn định trong các năm gần đây, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế. Với thị phần huy động nhỏ, tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc cấm huy động vàng của ngân hàng nhà nước làm cho việc huy động vốn năm 2011 của ngân hàng giảm hơn 3000 tỷđồng so với 2010. Mặt khác năm 2012 do các nỗ lực trong công tác huy động như các chương trình khuyến mãi, gia tăng huy

động tiền đồng… Nên tổng huy động có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn năm 2010.

14102 20687 17683 19278 0 5000 10000 15000 20000 25000 2009 2010 2011 2012 Hình 2.1: Đồ thị huy động vốn khách hàng từ 2009 – 2012 Đvt: tỷđồng

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Việt Á 2009-2012)

Hình 2.2: Đồ thị cơ cấu huy động theo loại tiền tệ năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Việt Á năm 2012)

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng vốn huy động đạt 19.278 tỷđồng, trong đó huy

Vay bằng VNĐ, 82% Vay bằng ngoại tệ, 3% Vay bằng vàng, 15%

tổng vốn huy động, đây là một tín hiệu đáng khích lệ vì thu hút được nguồn vốn có tính

ổn định cao từ dân cư. Bên cạnh đó NHNN có chính sách ngưng huy động vàng nên số

dư huy động vàng đã giảm 65%, bù lại huy động bằng VNĐđã có tăng trưởng bứt phá, huy động bằng VNĐ tăng 116% so với cuối năm 2011.

2.3.1.3. Tín dụng

Tổng dư nợ tín dụng của Việt Á luôn thấp hơn tổng huy động trong thời gian gần đây. Năm 2012 là một năm đầy biến động với nợ xấu tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, tồn kho, tổng cầu thị trường suy giảm mạnh làm cho tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vô cùng ảm đạm.

12049 13391 11578 12890 10500 11000 11500 12000 12500 13000 13500 2009 2010 2011 2012 Hình 2.3: Đồ thị dư nợ cho vay khách hàng từ 2009 – 2012 Đvt: tỷđồng

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Việt Á 2009-2012)

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu nợ theo loại tiền tệ năm 2012

Đến 31/12/2012, dư nợ cho vay VND chiếm 82% tổng dư nợ và huy động VND lớn hơn cho vay VND 4.202 tỷđồng. Về USD, đến quý IV do huy động tăng và dư nợ

cho vay giảm nên thời điểm cuối năm đã khắc phục được tình trạng thiếu USD trong cho vay góp phần bảo đảm thanh khoản cho Việt Á theo từng loại tiền tệ.

Việt Á có nhiều hình thức cho vay bằng tiền và bằng tài sản, cho vay có tài sản

đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo, cho vay từng lần hay cho vay theo hạn mức, thấu chi. Như cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay mua nhà, mua xe, cho vay kinh doanh và tiêu dùng…

Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng, vốn trả cuối kỳ, trả dần vốn và lãi hàng tháng, trả vốn và lãi hàng tháng đều nhau, trả vốn góp đều nhau từng kỳ và lãi theo dư

nợ giảm dần…Nhìn chung sản phẩm cho vay cũng như hình thức cho vay chưa đa dạng, thủ tục rườm rà, tính liên kết chưa cao làm cho việc bán chéo, bán gộp một nhóm sản phẩm không khả thi. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ

lớn trong khi nguồn vốn trung và dài hạn không đủ đểđáp ứng làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao.

2.3.2. Hoạt động về giá cả

2.3.2.1. Phương pháp công khai

- Lãi suất huy động: Nhìn chung lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường của Việt Á cao hơn các ngân hàng khác ở tất cả các loại kỳ hạn, ngoài ra ngân hàng còn thường xuyên mở các đợt huy động tiết kiệm với lãi suất đặc biệt và nhiều chương trình quay số trúng thưởng, gần đây là Lộc Xuân, Hè gọi trúng lớn mỗi ngày và Gởi tiền trúng liền, cuối tuần SH, cuối kỳ Camry, nhằm tăng huy động cho ngân hàng.

Bảng 2.2: So sánh lãi suất huy động của một số ngân hàng vào năm 2013

Việt Á ACB VCB Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 2% 1% 1,2% Tiền gửi có kỳ hạn từ 1- 36 tháng bằng VNĐ 7,5-10% 6,9-8,7% 5-7,75%

- Lãi suất cho vay: Do lãi suất huy động của ngân hàng là cao nên nhìn chung lãi suất cho vay cũng cao theo để bù đắp chi phí và có lãi. Tuy nhiên do tình hình cạnh tranh gay gắt nên nếu ngân hàng không linh hoạt thì đầu ra của ngân hàng không bảo

đảm. Do đó Việt Á linh hoạt áp dụng lãi suất thay đổi theo mục đích sử dụng và theo giá trị hợp đồng tín dụng.

+ Lãi suất thay đổi theo mục đích sử dụng: Hiện nay, lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng cho vay phục vụ đời sống cao hơn cho vay với mục đích khác, nguyên nhân là vì các ngân hàng khác đều xem phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc trọng tâm nên để có thể cạnh tranh ngân hàng phải áp dụng lãi suất thấp cho phân khúc này.

+ Lãi suất thay đổi theo giá trị hợp đồng: Trong cùng một địa bàn, lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào giá trị của số tiền khách hàng vay. Ngoài ra các khoản vay ngắn hạn sẽ có lãi suất thấp hơn các khoản vay trung và dài hạn.

+ Lãi suất cho vay áp dụng đối với ngoại tệ USD: Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay chung cho toàn bộđịa bàn hoạt động chỉ phân theo thời hạn vay. Do tỷ giá giữa USD và VNĐ thường xuyên biến động nên ngân hàng chỉ áp dụng lãi suất cốđịnh

đối với các hợp đồng ngắn hạn, còn với các hợp đồng trung và dài hạn áp dụng lãi suất thả nổi có thể thay đổi trong thời gian hiệu lực hợp đồng.

- Phí dịch vụ: Việt Á áp dụng chung phí dịch vụ cho toàn hệ thống và các mức phí này đều ngang bằng với mặt bằng phí dịch vụ mà các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn áp dụng. Riêng đối với việc phát hành và sử dụng thẻ, ngân hàng có nhiều

ưu đãi như miễn phí phát hành, phí rút và chuyển tiền khác hệ thống, phí thường niên, nhiều chương trình khuyến mãi … nhằm gia tăng lưu lượng thẻ đang hoạt động cho ngân hàng, bên cạnh đó còn có nhiều mức phí ưu đãi cho các khách hàng thân thiết.

2.3.2.2. Phương pháp ngầm định

Là phương pháp định giá ẩn với sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng “miễn phí”,

động vốn giá rẻ do chỉ phải trả lãi suất không kỳ hạn cho khách hàng do đó Việt Á cũng có những quy định giống các ngân hàng khác nhằm khai thác nguồn lợi này như

quy định duy trì số dư là 50.000 VNĐ, trả lãi suất không kỳ hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất có kỳ hạn (2% so với 10%)

Bên cạnh đó ngân hàng còn áp dụng chính sách giá phân biệt như vay tiêu dùng thì giá cao hơn các loại cho vay khác, khách hàng thân thiết thì được nhiều ưu đãi hơn khách hàng phổ thông, vay trung và dài hạn thì lãi suất cao hơn vay ngắn hạn.

Như vậy Việt Á đã sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định giá và phần nào nó

đã giúp ngân hàng hoạt động ổn định, tuy nhiên giá huy động của ngân hàng là cao so với mặt bằng chung dẫn đến chi phí cao làm giảm tính năng động và cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Do đó cần bổ sung thêm nhiều cách huy động khác như gia tăng phát hành thẻ, cải thiện hình ảnh, uy tín ngân hàng trong mắt công chúng để họ tự

tìm đến với ngân hàng…Ngoài ra cần đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu khách hàng để đưa ra được các sản phẩm tốt, từđây xây dựng cơ chếđịnh giá theo cảm nhận của khách hàng nhằm giảm tính phụ thuộc của việc huy động vào lãi suất cao.

2.3.3. Hoạt động về phân phối

2.3.3.1. Kênh phân phối truyền thống

Tính đến 31/12/2012 Việt Á chỉ mở thêm 1 điểm giao dịch tại Hà Nội, nâng tổng số điểm hoạt động lên 85 điểm. Công tác phát triển mạng lưới gặp khó khăn khi NHNN ban hành công văn số 3861/NHNN-TTGSNH chỉ cho phép những hồ sơ xin cấp phép của các NHTM trình trước ngày 25/02/2011 đã ảnh hưởng nhiều đến việc mở

Bảng 2.3: Số lượng các điểm giao dịch của Việt Á Địa điểm Hội sở, chi nhánh Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Tp Hồ Chí Minh 6 23 1 Hà Nội 1 8 2 Đà Nẵng 1 7 Quảng Nam 1 4 Bình Định 1 2 Bình Dương 1 2 Đồng Nai 1 3 Cần Thơ 1 6 An Giang 1 4 Bạc Liêu 1 4 Đắc Lắc 1 2

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Việt Á năm 2012)

Số lượng các điểm giao dịch của Việt Á tương đối ít so với nhiều ngân hàng khác do thời gian phát triển còn ngắn, tiềm lực tài chính hạn chế. Các điểm giao dịch chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, chưa đi sâu vào các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Đa số các điểm giao dịch chỉ tập trung ở Tp HCM và các tỉnh phía nam, khu vực miền trung và miền bắc chưa được quan tâm đầu tưđúng mức.

2.3.3.2. Các kênh phân phối có sử dụng công nghệ hiện đại

Trong những năm gần đây, với lợi thế về chi phí, sựđa dạng, tiện dụng các kênh phân phối có sử dụng công nghệ hiện đại được các ngân hàng rất quan tâm đầu tư phát triển, trong bối cảnh đó Việt Á cũng rất nỗ lực xây dựng cho mình một kênh phân phối có hàm lượng công nghệ cao nhằm theo kịp thị trường và cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Máy ATM – EFTPOS: Hiện nay máy ATM của Việt Á chỉ có 45 máy và hầu như chỉđặt tại các trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch. Máy POS của bản thân ngân hàng

cũng rất ít. Tuy nhiên để khắc phục điều này ngân hàng đã cố gắng liên kết với các ngân hàng trong liên minh thẻ Smartlink như Vietconbank, Techcombank, VIB, Phương Nam, Hàng Hải, Quân Đội…để thẻ của Việt Á có thể giao dịch được trong hệ

thống máy ATM của các ngân hàng này. Ngoài ra việc liên kết này còn nâng tổng số

máy POS chấp nhận thẻ của Việt Á lên 28.000 máy. Bên cạnh đó ngân hàng còn cố

gắng phát triển các tiện ích cộng thêm cho thẻ.

Chính sách liên kết này là hợp lý đối với các ngân hàng nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế như Việt Á để gia tăng mạng lưới máy ATM – EFTPOS của mình. Tuy nhiên chính sách này sẽ làm giảm lợi ích của khách hàng do các tiện ích, biểu phí dịch vụ thẻ ngoài hệ thống do các ngân hàng khác quy định mà Việt Á khó khống chế. Về

lâu dài điều này sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thẻ Việt Á.

Internet – Mobile – Home Banking: Nhìn chung các kênh phân phối này ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm truy vấn thông tin là chủ yếu như số dư tài khoản, 5 giao dịch gần nhất, dư nợ cho vay, các thông tin chung của ngân hàng gồm tỷ giá, lãi suất, biểu phí… và một số hoạt động thanh toán như thanh toán các hoá đơn tiền điện, nước, chuyển khoản, tuy nhiên các tiện ích dịch vụ này còn nghèo nàn, không có gì đặc biệt thậm chí còn yếu kém hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Cổng thanh toán trực tuyến: Ngày14/07/2011 Việt Á chính thức triển khai cổng thanh toán trực tuyến với nhiều tiện ích thiết thực, đáp ứng nhu cầu mua sắm và thanh toán online của khách hàng được liên kết với Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại trực tuyến OnePay qua đó khách hàng có thể thanh toán hoá đơn mua hàng tại một số

website thương mại điện tử như: Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, siêu thị Mediamart, khách sạn Grand Hotel, nước hoa Linhperfume, nữ trang Zela,….Việc phát triển hệ

thống thanh toán trực tuyến là bước đi đúng đắn do nhu cầu này ngày càng tăng trong thị trường, cần gia tăng hợp tác với nhiều doanh nghiệp hơn nữa để phát triển hệ thống phân phối của ngân hàng.

2.3.4. Hoạt động về quảng bá

2.3.4.1. Quảng cáo

Hoạt động quảng cáo của Việt Á chủ yếu tập trung vào các ngày lễ lớn, ngày kỷ

niệm thành lập ngân hàng hay khai trương chi nhánh, phòng giao dịch mới, hoặc trong dịp tung ra sản phẩm mới trên thị trường bằng nhiều hình thức sau:

- Quảng cáo trên báo và tạp chí chuyên ngành: Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Giải Phóng, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Người Lao Động, Đầu Tư Tài Chính, Tạp Chí Ngân Hàng…

- Quảng cáo trên các phương tiện in ấn: Catalogue, brochure, tờ rơi, poster và banner…

- Quảng cáo trên truyền hình: Các bản tin tài chính trên VTV3, HTV7…

- Quảng cáo trên internet: Việt Á quảng cáo các sự kiện, sản phẩm của mình thông qua website của ngân hàng là www.Vietabank.com.vn và liên kết với website www.thuonghieuviet.com & www.vnexpress.net.

Các hình thức quảng cáo bằng thư trực tiếp hay gọi điện đến khách hàng chưa

được áp dụng. Hiện nay Việt Á quảng cáo chỉ nhằm vào 2 mục tiêu chính là thông báo các chương trình khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên các kênh quảng cáo không nhiều, tần suất thấp, chủ yếu là đăng thông tin lên trang web của ngân hàng nên chưa thực sự thu hút đông đảo khách hàng biết đến. Ban lãnh đạo chỉ đưa ra các chiến lược chung chung mà chưa có những kế hoạch cụ thể trong việc định hướng xây dựng thương hiệu, định vị thương hiệu, phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu.

2.3.4.2. Khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi được ngân hàng Việt Á áp dụng thường xuyên nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.

Hình 2.5: Các hình thức khuyến mãi của Việt Á

Trong năm 2012 Việt Á đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi đối với tiền gửi tiết kiệm như:

- Nhằm chào đón năm mới Xuân Nhâm Thìn 2012, Ngân hàng Việt Á triển khai chương trình huy động dự thưởng “Gửi tiền trúng thưởng: Mỗi ngày trúng tiền – Cuối tuần trúng lượng – Cuối kỳ trúng ký vàng SJC” từ ngày 06/01/2012 đến 12/04/2012

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing Mix tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)