Các loại giá trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing Mix tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 26)

Trong tất cả các ngành dịch vụ khi cung ứng dịch vụ, người cung cấp thu được một mức phí. Trong ngân hàng phí dịch vụ có 3 dạng chính:

- Lãi suất: Giá được định cho dịch vụ trung gian tài chính, bao gồm: Lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay. Loại giá này không có tính linh hoạt cao do không phải lúc nào ngân hàng muốn tăng hay giảm đều được vì bị kiểm soát bởi ngân hàng nhà nước, sự cạnh tranh từ các đối thủ.

- Phí dịch vụ: Tính cho các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể cốđịnh hay biến

động theo giá trị nhận được.

- Hoa hồng: Phí được tính cho dịch vụ đại diện và môi giới (bảo hiểm, chuyển tiền, chứng khoán, bất động sản).

1.3.2.3. Các phương pháp định giá

Các phương pháp định giá tổng thể

Các ngân hàng sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau nhưng chúng ta có thể chia các phương pháp này thành 2 nhóm cơ bản là phương pháp định giá công khai và ngầm định.

- Định giá công khai: Là tính tiền công khai đối với việc sử dụng dịch vụ và sản phẩm ngân hàng. Chí phí đối với khách hàng thường rõ ràng và hầu hết là chi phí tài chính. Theo quan điểm khách hàng, phương pháp này khá hấp dẫn vì ngân hàng đã cho khách hàng biết được giá của một dịch vụ nào đó là bao nhiêu và nó sẽ không thay đổi theo sự sử dụng của họ. Tuy nhiên, theo quan điểm ngân hàng thì điều này lại chứa

đựng những bất lợi nhất định cho họ như ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc dự kiến quy mô, khối lượng sử dụng dịch vụ của khách hàng hoặc một số khách hàng nào đó có thể sử dụng nhiều hơn những khách hàng khác nên sẽ tạo ra phí tổn cho ngân hàng nhiều hơn người khác nhưng vẫn chi trả cùng một mức giá.

- Định giá ngầm định: Là định giá ẩn với sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng “miễn phí”. Chi phí cho khách hàng không đơn thuần là tiền tệ (Như không trả lãi hoặc

trả lãi thấp cho tiền gửi thanh toán, yêu cầu thông báo trước khi rút tiền tiết kiệm, yêu cầu duy trì số dư tối thiểu…)

Các phương pháp định giá cụ thể

Ngoài ra khi dựa vào các chính sách giá về vị thế cạnh tranh (giá thâm nhập thị

trường, giá cạnh tranh, giá phòng thủ), giá cho danh mục sản phẩm (giá nhóm dịch vụ, giá các dịch vụ bổ sung, giá trọn gói), hay chính sách giá phân biệt (theo khách hàng, sản phẩm, địa điểm, thời gian) ta có thể xác định một số phương pháp định giá cụ thể

như sau: Phương pháp chi phí bình quân cộng lợi nhuận, phương pháp giá trị cảm nhận của khách hàng, phương pháp giá thị trường, phương pháp quan hệ khách hàng, phương pháp xác định giá trượt

1.3.3. Hoạt động về phân phối

1.3.3.1. Khái niệm

Phân phối bao gồm nhiều lĩnh vực phức tạp liên quan đến quá trình làm cho hàng hoá hay dịch vụ từ người cung cấp được chuyển đến khách hàng thông qua các kênh phân phối

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing Mix tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)