Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing Mix tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 42)

Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng trên thị trường qua các năm

2007 2008 2009 2010 2012 NHTM nhà nước 5 5 5 5 5 NHTM CP 34 40 39 38 37 NH liên doanh 5 5 5 5 5 Chi nhánh NHNg 41 44 45 53 50 (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd.)

Với tổng số 97 ngân hàng chưa kểđến các tổ chức tín dụng, quỷđầu tư, công ty bảo hiểm khác cho ta thấy được bức tranh tổng thể tình hình cạnh tranh trong ngành ngân hàng là rất khốc liệt.

Ngân hàng Việt Á là một ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với vốn điều lệ là 3000 tỷđồng, thời gian hoạt động chỉ mới 9 năm, thị phần trong huy

động và tín dụng còn rất nhỏ, hệ thống mạng lưới nhỏ hẹp ảnh hưởng rất lớn đến khả

năng cạnh tranh của ngân hàng.

Bốn nhóm đối thủ chính của Việt Á trên thị trường hiện nay:

- Nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh: Vẫn thể hiện là nhóm ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhờ có thời gian hoạt

động lâu dài và tiềm lực tài chính mạnh. Hiện nay nhóm này đã từng bước hoàn thiện hoạt động ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển nhóm khách hàng ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể, giảm dần các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Chú trọng phát triển dịch vụ tận dụng thế mạnh về vốn, mạng lưới, quan hệđại lý và khả năng đầu tư lớn để khai thác và chiếm lĩnh thị trường dịch vụ thanh toán và dịch vụ hiện đại như dịch vụ thẻ. Điều này làm mô hình hoạt

động của ngân hàng ngày càng giống nhau làm gia tăng mức độ cạnh tranh.

- Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là nhóm ngân hàng năng động nhất, kết quả kinh doanh liên tục nhảy vọt trong các năm qua xuất phát từ chiến lược kinh doanh và tăng vốn điều lệ liên tục. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012 tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thuộc nhóm này đạt 172.108 tỷ đồng. Tiềm lực tài chính ngày càng mạnh giúp các ngân hàng TMCP liên tục đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ

công nghệ hiện đại, gia tăng tiện ích cho người tiêu dùng. Các NHTMCP tiếp tục mở

rộng mạng lưới giao dịch, các chi nhánh rải đều khắp cả nước, bên cạnh đó, việc đa dạng hoá các hình thức huy động, tín dụng linh hoạt cho từng loại khách hàng với thủ

tục gọn nhẹ nhanh chóng giúp nguồn vốn huy động và tín dụng của các NHTMCP tăng rất mạnh và dần chiếm lấy thị phần của các NHTM quốc doanh.

- Nhóm các ngân hàng nước ngoài: Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họđã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking). Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại.

- Các định chế tài chính khác: Là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sự lớn mạnh của những kênh huy động vốn mới như các quỷđầu tư, thị trường chứng khoán và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, nhờ lợi thế về mạng lưới và tỷ suất sinh lợi cao sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện hoạt động Marketing Mix tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 42)