Quảng cáo: là công cụ mạnh nhất để tạo ra nhận thức về ngân hàng, sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng dùng quảng cáo để mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Tuy nhiên việc quảng cáo đại trà thường không có hiệu quả và chi phí là rất lớn. Nên nếu
việc quảng cáo không khác hoặc tốt hơn đối thủ thì ngân hàng nên dùng khoản tiền đó cho hoạt động khuyến mãi hay quan hệ công chúng.
Quảng cáo có hiệu quả lớn nhất khi nó được thu hẹp hướng vào khách hàng mục tiêu và giải quyết được năm vấn đề như sau:
- Sứ mạng: Có phải mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục, hoặc nhắc nhở khách hàng mục tiêu? Có phải quảng cáo được dùng để tạo ra sự nhận biết, mối quan tâm, ý muốn, hay hành động?
- Thông điệp: Nó được định hình trước đó về thị trường mục tiêu, và sựđịnh vị
giá trị. Cái khó là nêu ra được sựđịnh vị giá trị một cách sáng tạo.
- Kinh phí: Ngân hàng phải cẩn trọng khi ra quyết định về kinh phí, vì quảng cáo đó không gây sự chú ý. Ngân hàng nên lập kinh phí quảng cáo trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ, các kết quả quảng cáo phải định lượng được.
- Phương tiện truyền thông: Cần xác định phương tiện truyền thông nào là thích hợp nhất để thoả mãn các yếu tố nêu trên và bảo đảm việc quảng cáo có tác động đến khách hàng mục tiêu.
- Đo lường kết quả: Do vấn đề chi phí và tính chất phức tạp của việc ra quyết
định quảng cáo, ngân hàng nên thỉnh thoảng rà soát và đánh giá chương trình quảng cáo của mình. Cần rà soát cả 4 yếu tố trên để có thểđưa ra một mô hình thích hợp hơn trong việc quảng cáo.
Khuyến mãi: Hầu hết quảng cáo không đưa đến việc tăng doanh số một cách nhanh chóng. Quảng cáo thường có tác động đến tâm trí, chứ không phải hành vi. Chính khuyến mãi mới tác động đến hành vi. Các hình thức khuyến mãi thường dùng như: quà tặng, giảm giá, quay số trúng thưởng, hội nghị khách hàng, miễn phí một số
dịch vụ bổ sung, tặng tài liệu hướng dẫn. Khuyến mãi rất có ích khi ngân hàng có thương hiệu ưu việt nhưng nhận thức của khách hàng còn thấp. Tuy nhiên khuyến mãi lại tạo ra nhóm khách hàng nhảy cóc “nay cái này, mai cái khác”. Theo nhiều nhà quan sát, hầu hết các hoạt động khuyến mãi chỉ làm cho ngân hàng lỗ vốn.
Quan hệ công chúng: Khi mà quảng cáo mất đi một số khả năng xây dựng thương hiệu, và khi việc khuyến mãi phát triển vượt quá quy mô tối ưu của nó, các ngân hàng có thể nhận ra nhiều tiềm năng hơn đối với quan hệ công chúng nhằm duy trì và nâng cao hình ảnh ngân hàng trong xã hội cũng như xử lý tin đồn, lan truyền dư
luận tốt bằng các công cụ được viết tắt là PENCILS: P (publications) = các xuất bản phẩm, E (events) = các sự kiện, N (news) = tin tức có lợi, C (community involvement activities) = các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa, I (identity media) = các phương tiện nhận diện, L (lobbying activity) = hoạt động vận động hành lang, S (social responsibilities activities) = các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội.