Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 128)

Thứ nhất, Chính phủ tạo điều kiện và củng cố hệ thống ngân hàng. Để làm được điều này, trước hết cần hiện đại hoá tổ chức và hoạt động hành chính của các ngân hàng thương mại, cải thiện và củng cố lại các quy tắc quản lý kế toán của các ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực quản lý trong ngành ngân hang, giảm bớt hệ thống quản lý, nhân viên cồng kềnh. Giảm bớt số lượng ngân hàng nhỏ, không hiệu quả. Cần tiến hành kế hoạch tập trung xúc tiến và trao đổi các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử một cách nghiên túc, thông tin kịp thời về những tiến bộ công nghệ tới các cán bộ ngân hang, đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng một nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

Thứ hai, Chính Phủ cần xây dựng và cải thiện hành lang pháp lý và các quy định khung cho ngân hàng điện tử, xây dựng hệ thống luật và các quy định khung cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, ban hành quy chế nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Thứ ba, Chính phủ cần đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, thiết lập một hệ thống thanh toán tiêu chuẩn. Hệ thống liên ngân hàng điện tử mới đưa vào hoạt động gần đây như là một bước tiến căn bản tạo nền móng vững chắc

118

cho hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Hệ thống này cần được duy trì và khai thác một cách có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xúc tiến ngành công nghệ tin học ngân hang, phổ cập công nghệ thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc ứng dụng các lợi ích của công nghệ vào cuộc sống.

119 KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một xu hướng tất yếu khách quan của các ngân hàng thương mại hiện nay. Dịch vụ ngân hàng điện tử là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mở ra cơ hội phát triển không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho các ngành khác như du lịch, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng. Ngân hàng điện tử là một phần của thương mại điện tử và tiến trình toàn cầu hoá. Vì vậy, các ngân hàng thương mại không ngừng hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để phát triển dịch vụ hiệu quả nhất. Maritime bank là một ngân hàng đa năng, hiện đại với những bước chuyển biến mới trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử để theo kịp với sự phát triển chung của thời đại, đồng thời góp phần tăng cường hình ảnh và thương hiệu Maritime bank ngày càng lớn mạnh hơn.

Mặc dù việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tai Maritime bank đã thu được những thành quả nhất định song Maritime bank còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể cung ứng một cách đầy đủ nhất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng giá trị hiệu quả từ hoạt động này. Maritime bank đã, đang và sẽ phải thực hiện những chính sách, chiến lược phù hợp hơn nữa về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, cơ cấu tổ chức, con người… cũng như phải tận dụng những biến chuyển tích cực từ môi trường vĩ mô ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ngân hàng để có những bước đi hiệu quả. Chỉ có áp dụng những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật, giảm chi phí qua đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh thì Maritime bank mới có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các Ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài.

Trong phạm vi luận văn Thạc sỹ kinh tế, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” đã tập trung làm rõ và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu nghiên cứu:

120

Thứ nhất, đề tài đã nêu được cơ sở lý thuyết của dịch vụ ngân hàng điện tử, cho thấy sự cần thiết của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với các ngân hàng, cá nhân, đối với nền kinh tế. Rõ ràng, lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử là không thể phủ nhận được. Các tiêu chí để đánh giá kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng cũng được nêu rõ, bao gồm cả các công thức tính toán.

Thứ hai, chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại MSB cũng được nêu chi tiết trong phần thực trạng thông qua kết quả khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ cũng như kết quả phỏng vấn chuyên gia. Trong thời gian qua, Maritime đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như đầu tư cho công nghệ, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức...và kết quả đạt được thể hiện qua những con số báo cáo kết quả kinh doanh. Từ đó có thể thấy những thành công, những điểm hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó để đưa ra biện pháp khắc phục.

Đối với câu hỏi thứ ba, làm thế nào để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện tử tại Maritime bank? Dựa trên cơ sở là định hướng phát triển và thực trạng tại Maritime bank, câu hỏi được trả lời bằng những biện pháp đề xuất nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Maritime bank và những kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước.

Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ mới vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh, các hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử chắc chắn sẽ còn có những thay đổi lớn, ngày càng hoàn thiện hơn, tiện ích hơn. Hy vọng rằng Maritime bank sẽ sớm cập nhật những kỹ thuật mới, hoàn thiện hệ thống dịch vụ điện tử và ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trườngtrong giai đoạn hiện nay

Vì thời gian không nhiều đồng thời do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong sự góp ý của các thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện thêm.

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, 2014. Báo

cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014. Hà Nội.

2. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội : Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia.

3. Lê Quốc Hải, 2014. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Yên. Luận văn Thạc sỹ. Trường

Đại học Đà Nẵng.

4. Phi Hồng Hạnh,2015. Một số vấn đề về thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam.

Tạp chí Công thương.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.Hà Nội: Nhà xuất bản

Thống kê.

6. Lê Văn Luyện và Hoàng Mỹ Trang. Điểm lại hoạt động của mạng lưới thanh

toán thẻ Banknetvn. Tạp chí Học viện Ngân hàng.

7. Thái Hoài Nam, 2013. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng.

Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Đà Nẵng.

8. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2010.2011.2012.2013.2014. Báo cáo thường niên. Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Hàng Hải.2015. Quy chế tổ chức bộ máy của Maritime bank.

10. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2014. Quy định phát hành thẻ ghi nợ. Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2015. Quy định phát triển, quản lý và vận hành

ATM. Hà Nội.

12. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2011. Quy định Dịch vụ ngân hàng điện tử dành

cho khách hàng cá nhân. Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2015. Tập san nội bộ Why not số 27. Phát hành

122

14. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2015. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

ngân hàng điện tử. Phòng Phát triển Ngân hàng điện tử. Ngân hàng Cá nhân.

15. Ngân hàng TMCP Hàng Hải.2015. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thẻ

Quốc tế. Trung tâm Kinh doanh thẻ Quốc tế. Ngân hàng Cá nhân.

16. Ngân hàng TMCP Hàng Hải.2015. Báo cáo hoạt động phát triển sản phẩm dịch

vụ bán lẻ. Trung tâm kinh doanh sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Ngân hàng Cá nhân.

17. Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2015. Báo cáo của Hội đồng Quản trị về hoạt

động ngân hàng năm 2014 và kế hoạch hoạt động năm 2015.

18. Cao Thị Mỹ Phú, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh KCN Phú Tài. Luận văn Thạc sỹ.

Trường Đại học Đà Nẵng.

19. Vũ Thị Bích Thảo, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng

TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân.

20. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12. Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010.

21. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005. Luật Giao dịch điện tử số

51/2005/QH11. Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005.

22. Xuân Anh, 2005. Một số giải pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MARITIME BANK

------

Kính gửi: Quý Anh/ Chị,

Tôi tên là: Dương Thị Bích Ngân, hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học " Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Maritime bank".

Để có đánh giá một cách khách quan về dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank (Ngân hàng), đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tốt hơn dịch vụ này, tôi rất mong Quý Anh/ Chị bớt chút thời gian cung cấp thông tin về dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank mà Anh/Chị đã sử dụng theo các nội dung dưới đây. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các Anh/Chị !

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên (có thể ghi hoặc

không)... Giới tính:  Nam  Nữ Địa chỉ:... Độ tuổi  18 đến 25 tuổi  26 đến 40 tuổi  41 đến 55 tuổi  > 55 tuổi Trình độ học vấn  Trên đại học  Đại học  Cao đẳng  Trung cấp  THPT  < THPT Thu nhập TB/ tháng  Từ 120 triệu trở lên  Từ 10 đến dưới 120 triệu  Từ 5 đến dưới 10 triệu  Dưới 5 triệu

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MARITIME BANK

Xin Anh/Chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:

1 - Hoàn toàn không đồng ý/ Rất kém 2 - Không đồng ý/ Kém 3 - Bình thường/ Trung bình 4 - Đồng ý/ Tốt 5 - Hoàn toàn đồng ý/ Rất tốt STT YẾU TỐ XEM XÉT Cảm nhận của Anh/chị về dịch vụ ngân hàng điện tử sau khi giao dịch

tại Maritime bank

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 A SỰ ĐỒNG CẢM

01 Ngân hàng chủ động thông báo với khách hàng khi ngân hàng có thay đổi mức giá và phí đối với dịch vụ NHĐT

1 2 3 4 5

02 Nhân viên luôn thể hiện sự quan tâm cá

nhân đối với khách hàng 1 2 3 4 5 03 Ngân hàng lấy lợi ích của anh/chị làm tôn

chỉ hoạt động (Cung cấp các dịch vụ mới, phù hợp về giá cả và chất lượng mà khách hàng kiến nghị...)

04 Nhân viên ngân hàng luôn lịch sự, tôn

trọng và niềm nở với khách hàng 1 2 3 4 5 05 Ngân hàng có các chương trình thể hiện sự

quan tâm đến khách hàng (Có chương trình khuyến mãi, tin nhắn chúc mừng, tặng quà vào những ngày lễ, ngày đặc biệt...)

1 2 3 4 5

06 Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu đặc biệt và quan tâm đến các nhu cầu cá nhân của khách hàng

1 2 3 4 5

B SỰ TIN CẬY

07 Ngân hàng luôn thực hiện đúng các giao

dịch điện tử như yêu cầu khách hàng 1 2 3 4 5 08 Khi có thắc mắc hay khiếu nại về NHĐT,

NH luôn giải quyết thỏa đáng 1 2 3 4 5 09 Ngân hàng thực hiện dịch vụ NHĐT đúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngay từ lần đầu tiên 1 2 3 4 5 10 Tên đăng nhập và password, số tài khoản,

số dư tài khoản và các thông tin khác của khách hàng luôn được ngân hàng bảo mật

1 2 3 4 5

11 Khách hàng cảm thấy tin cậy vào uy tín của NH và các biện pháp bảo vệ khi giao dịch điện tử

1 2 3 4 5

C PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT 12 Các phương tiện vật chất trong hoạt động

dịch vụ NHĐT rất hấp dẫn 1 2 3 4 5 13 Ngân hàng bố trí phương tiện vật chất

14 Ngân hàng có trang thiết bị hiện đại để thực hiện các DVNHĐT một cách nhanh chóng và an toàn

1 2 3 4 5

15 Kết cấu hạ tầng của NH được xây dựng

khang trang, tiện nghi 1 2 3 4 5 D NĂNG LỰC PHỤC VỤ

16 Nhân viên có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để tư vấn và trả lời thắc mắc của khách hàng

1 2 3 4 5

17 Nhân viên xử lý công việc thành thạo và

nhanh chóng 1 2 3 4 5 18 Mạng lưới của ngân hàng rộng khắp, tiện

lợi cho khách hàng giao dịch 1 2 3 4 5 19 Khách hàng dễ dàng tiếp cận được các

thông tin của ngân hàng 1 2 3 4 5 E KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG

20 Ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu giao dịch điện tử vào mọi thời điểm khách hàng đề nghị

1 2 3 4 5

21 Ngân hàng luôn gửi báo cáo kết quả các giao dịch và số dư nhanh chóng, chính xác khi giao dịch hoàn thành

1 2 3 4 5

22 Tốc độ xử lý giao dịch của hệ thống tự động nhanh chóng và hầu như không có sai sót, phục vụ tốt ngay cả trong giờ cao điểm

1 2 3 4 5

23 Chi phí đăng ký của các dịch vụ ngân

hàng điện tử cạnh tranh 1 2 3 4 5 24 Mức phí thường niên và phí sử dụng dịch

vụ của ngân hàng hợp lý 1 2 3 4 5 25 Chi phí mà bạn bỏ ra có tương xứng với

lợi ích mà bạn nhận được từ ngân hàng 1 2 3 4 5

PHẦN III: THÔNG TIN CHUNG Anh/Chị vui lòng đánh dấu chéo (X) vào ô lựa chọn ở mỗi câu.

1. Anh/Chị có thời gian sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank:

 Dưới 1 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Từ 1 năm đến dưới 2 năm

 Từ 2 năm đến dưới 3 năm

 Trên 3 năm

2. Ngoài Maritime bank, Anh/Chị vui lòng cho biết có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của những ngân hàng khác không?

 Có. Là ngân hàng...

 Không.

3. Đánh giá chung của Anh/Chị về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank:  Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

4. Anh/Chị có ý định giới thiệu người thân, bạn bè về dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank không?

 Không

5. Anh/Chị vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank trong thời gian tới?

 Đồng ý

 Không đồng ý

6. Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đóng góp của mình nhằm giúp Maritime bank cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử:

...

...

...

...

...

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Kính gửi: Quý Anh/ Chị,

Tôi tên là: Dương Thị Bích Ngân, hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học " Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Maritime bank".

Để có cơ sở thực hiện khảo sát dịch vụ ngân hàng điện tử tại Maritime bank , đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tốt hơn dịch vụ này, tôi rất mong Quý Anh/ Chị

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 128)