2014
3.1.3.1. Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Bảng 3.1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của MSB giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo thường niên MSB 2010-2014)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản 115.336 114.375 109.923 107.115 104.369
Tốc độ tăng trưởng -0,83% -3,89% -2,55% -2,56%
Vốn chủ sở hữu 6.328 9.500 9.090 9.413 9.446
48
Qua bảng trên có thể thấy, tổng tài sản của MSB liên tục giảm từ năm 2010 đến năm 2014, trung bình khoảng -2%. Trong những năm này, kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới luôn biến động phức tạp và tăng trưởng chậm khi cả nguồn cung và sức cầu còn yếu. Bất cập của cấu trúc kinh tế và sự chậm chạp trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế đánh mất đà tăng trưởng và chìm vào giai đoạn trì trệ. Trong bối cảnh đó, thị trường tiền tệ cũng có diễn biến kém sôi động. Ngoại trừ sự tăng trưởng tích cực ở hoạt động huy động vốn trên thị trường I, xu thế trầm lắng chi phối hầu hết các hoạt động khác trong hệ thống ngân hàng.
Đứng trước những khó khăn và thử thách này, thay vì tập trung vào tăng trưởng tài sản, Maritime Bank đã chuyển trọng tâm vào quản lý bảng cân đối, nâng cao chất lượng tài sản đồng thời tăng cường quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp. Thực hiện theo đúng chiến lược quản trị, tổng tài sản của hệ thống tại thời điểm cuối năm 2013 giảm 2,55% xuống còn 107.115 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu bảng cân đối tài chính đã được cải thiện đáng kể theo định hướng hoạt động An toàn – Hiệu quả – Bền vững.
Vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong năm 2011 so với năm 2010 do Maritime có 2 đợt tăng vốn, tổng số tăng 3.000 tỷ đồng theo hình thức phát hành mới cổ phiếu và tăng vốn từ lợi nhuận để lại, từ thặng dư cổ phần và từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Năm 2012, vốn chủ sở hữu giảm 4.32% do việc tạm ứng cổ tức trong năm. Từ năm 2013 đến 2014, vốn chủ sử hữu của Maritime bank đã tăng trở lại cho thấy hiệu quả kinh doanh của MSB đã dần trở lại trạng thái tăng trưởng tốt.
3.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm số một đối với mọi ngân hàng. MSB cũng đặt huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu với tiêu chí gia tăng huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý để thực hiện an toàn thanh khoản cũng như các tỷ lệ an toàn hệ thống. Việc tăng vốn cũng củng cố sức mạnh tài chính, tạo những điều kiện thuận lợi cho ngân hàng ngày càng phát triển mạnh hơn, mở rộng quy mô
49
hoạt động đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và cung cấp nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Trong các năm qua, tình hình huy động vốn của MSB đạt được kết quả chưa thực sự khả quan qua các năm. Cụ thê như sau:
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Maritime bank giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Tỉ đồng
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tiền gửi khách hàng 48.627 45,29 62.295 60,59 59.587 61,06 65.492 70,07 63.219 68,24 Tiền gửi và vay của các TCTD 33.359 31,07 22.831 22,21 30.235 30,98 24.398 26,10 25.496 27,52 Giấy tờ có giá 12.195 11,36 7.179 6,98 2.295 2,35 2.795 2,99 3.655 3,95 Tổng số tiền vốn huy động (bao
gồm các sản phẩm huy động
khác) 107.364 102.815 97.591 93.470 92.636 Tốc độ tăng trưởng -4,42% -5,35% -4,41% -0,90%
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010- 2014) Tổng số tiền huy động vốn giảm nhẹ qua các năm. Trong đó, năm 2012 là năm khó khăn trong huy động vốn do sự sát nhập, tái cơ cấu, và hàng loạt các thông tin tiêu cực đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi khách hàng huy động được từ dân cư vẫn đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Huy động vốn trên thị trường I, gồm cả phát hành trái phiếu đến cuối năm 2012 đạt 61.882 tỷ đồng, bằng 89% so với đầu năm, chiếm 63,41% trong tổng nguồn vốn huy động, đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ tín dụng và đảm bảo sự chủ động cho Maritime bank trong hoạt động kinh doanh. Tổng huy động từ dân cư năm 2012 của Maritime bank đạt 33.432 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn huy động trên thị trường I. Năm 2014, mặc dù tổng vốn huy động có giảm nhưng Maritime bank đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc tái cơ cấu nguồn vốn, chuyển dịch dần sang nguồn huy động không kỳ hạn với chi phí hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.Số dư CASA tại thời điểm 31/12/2014 đạt 13.759 tỷ đồng, tăng 7.02% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng 20.58% trong tổng nguồn vốn huy động thị trường 1. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn vốn bền vững, ổn
50
định, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, Ngân hàng cũng chủ động tăng cường nguồn vốn dài hạn. Số dư tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và phát hành trái phiếu trung dài hạn là 27.057 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40.46% trong tổng vốn huy động thị trường 1, tăng 28.56% so với năm 2013.
3.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng và sự tăng trưởng tín dụng của MSB từ năm 2010 đến 2014 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3: Hoạt động tín dụng của Maritime bank giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Tỉ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime bank năm 2010- 2014)
Qua số liệu về tổng dư nợ từ năm 2010 đến 2014, có thể thấy sự tăng trưởng tín dụng ở năm 2011, các năm sau đó dư nợ tín dụng đều giảm. Từ năm 2011, thực hiện chủ trương siết chặt tín dụng của Nhà nước, Maritimebank đã phải điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng xuống dưới mức 20%. Thực tế, cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay của MSB chỉ tăng 18,6%, tương ứng 37.753 tỷ đồng, năm 2012 giảm 23,34% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 5,30% so với năm 2012. Trong đó, nhóm khách hàng doanh nghiệp (tư nhân, công ty cổ phần, DNNN…) chiếm tỷ trọng hơn 90,5% tổng dư nợ. Các lĩnh vực "nóng" được tập trung "rót" vốn chủ yếu là bất động sản, chứng khoán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, bên cạnh mảng cho vay có lợi thế là vận tải kho bãi, công nghiệp chế tạo…
Tuy nhiên, sau những cuộc đua tín dụng với "thành tích" tăng dư nợ nhanh chóng, Maritimbank đã phải đối mặt với bài toán nợ xấu gia tăng. Cụ thể, đến cuối năm 2011, nợ xấu từ nhóm 3 - 5 là khoảng 856 tỷ đồng, chiếm 2,27% tổng dư nợ, khiến ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro thêm 18%.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 31.830 37.753 28.943 27.409 23.509 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 18,61 - 23,34 - 5,30 - 14,23 Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,87% 2,27% 2,65% 2,71% 2,61%
51
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 - 5 đã tăng vọt lên 2,65%, tương ứng 726,8 tỷ đồng và chiếm 2,71% dư nợ vào cuối năm 2013. Nguyên nhân khách quan là do giai đoạn năm 2011 - 2013, nền kinh tế rất khó khăn, nhiều DN làm ăn thua lỗ nên đã ảnh hưởng đến tiến độ trả nợ cho ngân hàng.
Dù vậy, nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức thấp hơn toàn ngành và cố gắng kiểm soát ở mức dưới 3%. Điều có thể thấy rõ trong các báo cáo tài chính là Maritime bank đã liên tục phải tăng trích dự phòng rủi ro cho vay, nhất là các khoản nợ xấu mất vốn với tỷ lệ trích lập từ 20 - 100%. Cụ thể, số trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trong năm 2012 - 2013 lần lượt là 755 tỷ đồng, 733 tỷ đồng. Con số này đã tăng gấp đôi so với hồi cuối năm 2011 (trích dự phòng rủi ro hơn 364 tỷ đồng) và chưa kể phần dự phòng rủi ro công nợ tiềm ẩn, các cam kết ngoại bảng…
Năm 2014, điểm tích cực là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm từ mức 2,71% của năm 2013 xuống còn 2,61%, đạt mục tiêu dưới 3%. Bên cạnh đó tổng chi phí trích lập dự phòng trong năm 2014 cũng đạt tới 722 tỷ đồng, tăng 221% so với năm 2013. Dư nợ cho vay chủ yếu vẫn là tín dụng doanh nghiệp chiếm 87,6% tổng dư nợ.
3.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Ngoài 2 mảng hoạt động huy động vốn và cho vay, hoạt động dịch vụ của MSB cũng đang được duy trì và tăng trưởng ở 1 số loại dịch vụ trong 5 năm vừa qua. Đây là mảng hoạt động đầy tiềm năng, mang lại nguồn thu tương đối lớn mà độ rủi ro thấp. Các dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại lý nhận ủy thác, chiết khấu.
52
Bảng 3.4: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Maritime bank giai đoạn 2010- 2014
Đơn vị tính: Tỉ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime bank năm 2010- 2014)
Dựa vào bảng trên có thể thấy năm 2011 là năm Maritime bank có thu nhập cao về các dịch vụ. Năm sau đó, thu nhập từ các dịch vụ đều giảm mạnh song hành với tình hình tín dụng khó khăn chung của toàn ngành, duy chỉ có kinh doanh ngoại hối vẫn đạt mức tăng trưởng 8% vào năm 2012 và 32% năm 2014. Sang năm 2013, thu từ dịch vụ thanh toán tăng 22%, năm 2014 tăng 32% cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang từng bước được cải thiện. Năm 2014 đánh dấu thành công của maritime bank trong nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ, thu thuần từ phí dịch vụ đạt mức tăng ấn tượng 97.24% so với năm trước.
3.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, nền kinh tế nước ta trải qua nhiều diễn biến phức tạp, chịu nhiều tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime bank cũng có những biến động mạnh:
2010
Giá trị Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng
Dịch vụ bảo lãnh 89 51 -43% 24 -53% 20 -17% - -100% Dịch vụ thanh toán 110 148 35% 89 -40% 109 22% 144 32% Dịch vụ khác 49 241 392% 59 -76% 35 -41% 28 -20% Kinh doanh ngoại hối 160 537 236% 582 8% 535 -8% 704 32%
Khoản mục
2011 2012 2013 2014
53
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime bank giai đoạn 2010- 2014
Đơn vị tính: Tỉ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niênMaritime bank năm 2010- 2014)
Về thu nhập lãi thuần, chỉ có năm 2012 là tăng trưởng so với năm 2011 ở mức 29%. Năm 2013 và 2014 thậm chí còn giảm hơn 20% so với những năm trước. Mức giảm này được đóng góp bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự suy giảm về dư nợ của danh mục tín dụng, sự điều chỉnh mặt bằng lãi suất trong nỗ lực chia sử khó khăn với các doanh nghiệp và sự thận trọng trong ghi nhận doanh thu từ lãi tín dụng. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng trong năm 2011, 2012 - Những năm Maritime bank đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thay đổi hình ảnh theo hướng hiện đại và giảm đến 14% trong năm 2014.
Lợi nhuận trước thuế giảm mạnh xuống còn 1.037 tỷ đồng trong năm 2011, năm 2012 tiếp tục giảm 75%. Năm 2013 tăng trưởng 57% so với năm 2012 nhờ mảng kinh doanh trái phiếu chính phủ với khối lượng giao dịch đứng đầu trên thị trường. Năm 2014 giảm 60% so với năm trước chủ yếu do Maritime bank tăng cường xử lý các khoản nợ xấu, thoái lãi và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo tài chính vững mạnh, ổn định trong những năm tiếp theo.
Về chi phí hoạt động: những năm đầu đổi mới mô hình theo hướng hiện đại, có thể nhận thấy các chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, phát triển hình ảnh....đều tăng cao đến 48% trong năm 2012. Sang năm 2013 và 2014, với mục tiêu
2010
Giá trị Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Thu nhập lãi thuần 1.920 1.557 -19% 2.010 29% 1.614 -20% 1.173 -27% Chi phí hoạt động 924 1.256 36% 1.855 48% 1.689 -9% 1.452 -14% Tổng thu nhập trước thuế 1.518 1.037 -32% 255 -75% 401 57% 162 -60% Tổng lợi nhuận sau thuế 1.157 797 -31% 226 -72% 330 46% 143 -57%
Năm
54
tối ưu hóa mô hình hoạt động, Maritime bank đã tiết giảm được chi phí hoạt động, đạt mức giảm 14% trong năm 2014. Điểm sáng này thể hiện nỗ lực của Ban điều hành trong chiến dịch tăng cường tối đa hiệu quả sử dụng chi phí, tối ưu hóa mạng lưới và bộ máy hoạt động, trong khi vẫn đảm bảo nguồn ngân sách phù hợp cho đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chủ chốt.