Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 126)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò chỉ đạo trong mọi hoạt dộng ngân hàng nói chung cũng như hoạt động ngân hàng điện tử nói riêng. Vì vậy, để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng thương mại cần sự hỗ trợ rất lớn từ Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch ngân hàng điện tử.

Lĩnh vực ngân hàng điện tử vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên đến nay hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh vẫn còn hạn chế. Do vậy cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử trong đó cần phải đưa ra các chính sách, cơ chế hoạt động cụ thể, các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động triển khai và thanh toán đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ. Các văn bản cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý

116

thích hợp, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.

Một trong những giải pháp trước mắt là Ngân hàng Nhà nước cần đi tiên phong trong hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành thống nhất một số quy định về thanh toán hàng hoá, dịch vụ như để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng thương mại. Các chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt có thể là thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…

Ngân hàng nhà nước có thể phối hợp với Bộ công thương trong việc định hướng hoặc yêu cầu các bên giao dịch hàng hoá, dịch vụ thực hiện giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc sử dụng thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại hoặc các hình thức khác phù hợp. Định hướng và kế hoạch cho lộ trình phát triển các nghiệp vụ thanh toán điện tử để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

Ngân hàng nhà nước phối hợp tích cực với Bộ công an, Uỷ ban nhân dân thành phố để có các biện pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử, đảm bảo an ninh, an toàn các địa điểm đặt máy ATM, các thông tin, mật khẩu khách hàng giao dịch qua mạng viễn thông và internet, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các ngân hàng thương mại.

Đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo: Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và thương mại điện tử cho người dân, kết hợp với công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân. Ngân hàng nhà nước có thể

117

phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Đẩy nhanh tiến trình hợp nhất, kết nối các thanh toán đơn lẻ thành một hệ thống thống nhất để tạo tiện ích gia tăng cho khách hàng và giảm thiểu chi phí đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ. Bên cạnh việc chủ động hơn nữa của các ngân hàng thương mại trong việc hợp tác lẫn nhau thì ngân hàng nhà nước phải là đầu mối thực hiện kết nối các ngân hàng trong việc hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại, triển khai các sản phẩm, dịch vụ. Khi đã hình thành một hệ thống các ngân hàng có thể kết nối các sản phẩm điện tử với nhau thì sẽ có rất nhiều lợi ích được đem lại như hệ thống thanh toán thẻ thống nhất và các thông tin minh bạch hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)