- Chỉ tiêu nghiên cứu doanh thu và chi bồi thường bảohiểm PNT
4.2.4. Công tác quản lý hợp đồng bảohiểm
Công ty đã từng bước đẩy mạnh việc quản lý các hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là các hợp đồng khai thác lẻ. Việc quản lý hợp đồng, đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm đã được quy định bằng các quy trình quản lý, được đào tạo cho đại lý, cán bộ trước khi vào nghề.
Các hợp đồng bảo hiểm cá thể, nhỏ lẻ (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm hộ gia đình) được các đại lý nộp về phòng quản lý trong vòng 24h kể từ khi thu phí bảo hiểm. Cán bộ phòng thu phí, kiểm tra, đối chiếu số liệu bảng kê với giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp, ký xác nhận thu, nộp phí bảo hiểm vào cuống ấn chỉ của đại lý. Phí bảo hiểm được phòng phục vụ khách hàng tổng hợp và nộp về Công ty theo lịch quyết toán.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hợp đồng được thực hiện từ tháng 10/2010 đã đem lại những kết quả tích cực trong việc quản lý các hợp đồng nhỏ lẻ. Với việc triển khai quản lý khai thác bảo hiểm xe cơ giới qua hệ thống tin nhắn SMS Công ty đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giám sát hiệu lực của các hợp đồng cấp nhỏ lẻ. Đến nay trên 70% các xe cơ giới khai thác lẻ đã thực hiện việc nhắn tin vào hệ thống SMS ngay sau khi giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp ra.
Các hợp đồng bảo hiểm cấp theo đơn, bảo hiểm tài sản, cháy, kỹ thuật: Công ty đã hoàn thiện công tác quản lý đối với các hợp đồng thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm này. Công ty giao nhiệm vụ cho phòng phòng Nghiệp Vụ quản lý tập trung từ khâu đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm, giám định, trả tiền bảo hiểm. Để tăng cường công tác quản lý toàn bộ các số hợp đồng của các đơn bảo hiểm này được phòng tài chính kế toán lấy, vào sổ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 ký “nháy” vào hợp đồng trước khi phòng Nghiệp Vụ trình lãnh đạo Công ty ký hợp đồng.
Các hợp đồng bảo hiểm triển khai theo thời gian dài, đối tượng tham gia đông (bảo hiểm học sinh, bảo hiểm chính sách xã hội). Đây là nghiệp vụ truyền thống công ty đã triển khai nhiều năm nay. Trong thời gian này công ty chưa đưa ra giải pháp thay thế phương pháp quản lý cũ. Việc quản lý các hợp đồng bảo hiểm được thực hiện vào cuối các kỳ triển khai các nghiệp vụ trên cơ sở đối chiếu danh sách tham gia bảo hiểm của phòng Nghiệp Vụ với các phòng phục vụ khách hàng, đối chiếu hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với phí bảo hiểm thực thu tại phòng Tài chính kế toán.
Do đặc thù của nhóm nghiệp vụ này là phí bảo hiểm được các phòng phục vụ khách hàng nộp thành nhiều kỳ (bảo hiểm chính sách xã hội nộp trong tháng 4, tháng 5), bảo hiểm học sinh (nộp từ tháng 8 đến hết 20/11), khi nộp phí thường chưa có danh sách đối tượng bảo hiểm. Công ty chỉ thực hiện được việc kiểm tra giám sát, đối chiếu danh sách đối tượng được bảo hiểm với tên người bị rủi ro trong hồ sơ bồi thường khi các phòng phục vụ khách hàng quyết toán phí, thu danh sách của các đơn vị khách hàng.
Đối với các hợp đồng có nhiều kỳ thu phí bảo hiểm, hợp đồng nợ phí bảo hiểm; Công ty đã chỉ đạo các phòng mở sổ theo dõi riêng nhóm đối tượng khách hàng này. Định kỳ hàng tháng phòng Kế toán tiến hành rà soát, đối chiếu với các phòng phục vụ khách hàng.
Trong thời gian từ 2012-2014 có 01 hợp đồng công ty theo dõi và đưa vào hợp đồng không có khả năng thu phí, Công ty đã thành lập hội đồng xử lý nợ khó đòi với với phí bảo hiểm phải thu 5,3 triệu đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78