Nội dung quản lý thu và chi bồi thường bảohiểm g ốc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thu và chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo minh bắc ninh (Trang 29)

2.1.5.1 Khái niệm thu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Theo điều 20 nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của chính phủ quy định về chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm: Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ gồm: Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác.

* Thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

Thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ.

Đây là nguồn thu cơ bản đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào. Thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm:

- Thu từ bảo hiểm gốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 - Thu từ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

- Thu từ hoạt động đại lý giám định tổn thất.

Trong các khoản thu trên doanh thu bảo hiểm gốc là nguồn thu chính, chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nguồn thu này quyết định doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại, phát triển hay suy yếu trên thị trường.

Thu bảo hiểm gốc được hình thành từ thu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai như: Nhóm bảo hiểm con người, bảo hiểm phương tiện – tài sản, bảo hiểm trách nhiệm.

Thu bảo hiểm gốc phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Mức phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là nguồn thu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc định phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm dựa vào các nhân tố sau:

Xác suất rủi ro: Đây là cơ sở khoa học không thể thiếu khi doanh nghiệp bảo hiểm định phí bảo hiểm cho các sản phẩm của mình. Xác suất rủi ro càng cao thì tỷ lệ phí cao và ngược lại.

Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm thể hiện phạm vi bảo hiểm- phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với các rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận. Thông thường điều kiện bảo hiểm càng nhiều, phạm vi bảo hiểm càng rộng thì phí bảo hiểm càng cao do khả năng chi trả bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm càng lớn.

Thời hạn bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường là một năm, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể có thời hạn hợp đồng dưới một năm hoặc trên một năm. Khi thời hạn của hợp đồng càng dài thì mức phí cũng tăng lên vì khả năng gặp rủi ro cao hơn.

Giá trị bảo hiểm: Là số tiền bảo hiểm khách hàng chọn lựa khi tham gia bảo hiểm-hạn mức trách nhiệm tối đa doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán khi có rủi ro xảy ra. Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến mức phí bảo hiểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành phí bảo hiểm do vậy việc tăng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới mức phí bảo hiểm.

Ngoài các yếu tố trên khi định phí bảo hiểm các công ty bảo hiểm luôn xem xét đến các yếu tố khác như: tình hình cạnh tranh trên thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về mức phí trần, phí sàn, tỷ lệ tăng giảm tối đa từng nghiệp vụ… để đảm bảo mức phí doanh nghiệp đưa ra có tính cạnh tranh và mang lại kết quả kinh doanh cao.

+ Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu. Doanh nghiệp thu hút được số lượng khách hàng càng đông thì doanh thu thu được càng lớn và ngược lại. Trong thực tế tình hình cạnh tranh hiện nay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận giảm phí bảo hiểm để thu hút khách hàng, nếu thời điểm thích hợp doanh nghiệp vẫn thu hút được đông đảo khách hàng tham gia, tổng doanh thu phí bảo hiểm không giảm. Với số lượng khách hàng lớn đảm bảo cho việc định phí thoả mãn điều kiện quy luật số đông.

+ Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành hoạt động đầu tư nguồn vốn, quỹ nhàn rỗi tạo ra doanh thu từ hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc định phí bảo hiểm. Việc đầu tư tài chính có hiệu quả cao sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện định phí thấp hơn và ngược lại.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình trong điều kiện, khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, những quy định của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và đến doanh thu bảo hiểm gốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 nói riêng.

2.1.5.2 Quản lý thu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Thu là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, vì cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là quy luật số đông.

Thu hoạt động bảo hiểm là cơ sở hình thành quỹ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, vì vậy quản lý doanh thu yêu cầu phải tập trung vào quản lý doanh thu phí bảo hiểm đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển vì quản lý được doanh thu phí bảo hiểm bên cạnh ý nghĩa về quản lý tài chính (dòng tiền vào) đối với doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp bảo hiểm kiểm soát được tình trạng của hợp đồng bảo hiểm, từ đó hạn chế được tình trạng gian lận, trục lợi, chiếm dụng phí bảo hiểm. Các biện pháp quản lý thu.

+ Xây dựng biểu phí hợp lý áp dụng từng nghiệp vụ, từng đối tượng cụ thể dựa trên quy luật số đông và phương pháp toán thống kê. Mức phí bảo hiểm phải đảm bảo “linh hoạt” sát với thị trường.

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm đều đưa ra biểu phí “cứng” đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm, biểu phí này được cấp cho cán bộ, đại lý khai thác bảo hiểm, tuy nhiên để đảm bảo tính cạnh tranh đối với các nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện, từng khách hàng cụ thể phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm đều áp dụng biểu phí linh hoạt so với biểu phí đã ban hành.

+ Xây dựng quy trình quản lý tiền mặt, đặc biệt phải kiểm tra chặt chẽ việc thu, nộp phí của cán bộ, đại lý bảo hiểm tránh tình trạng lạm dụng, chiếm đoạt, khê đọng phí bảo hiểm.

Các doanh nghiệp bảo hiểm thường hoạt động trên diện rộng với nhiều sản phẩm nhỏ lẻ bán trực tiếp cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 phối, trong đó có hệ thống đại lý bảo hiểm phi nhân thọ. Chính vì vậy yêu cầu quản lý chặt chẽ, kịp thời với nhóm đối tượng này là tất yếu khách quan để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tăng doanh thu và hạn chế tình trạng sâm tiêu phí bảo hiểm. Các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến để kiểm tra, giám sát việc thu phí bảo hiểm của cán bộ, đại lý. Tiền phí bảo hiểm phải được thu, nộp vào quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời để tránh tình trạng chiếm dụng, khê đọng phí bảo hiểm, nâng cao hiệu quả đầu tư tập trung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá về công tác thu phí bảo hiểm trong kỳ cần so sánh lượng phí bảo hiểm thực thu với lượng phí bảo hiểm phải thu trong kỳ theo công thức sau:

Lượng phí thực thu trong kỳ Hệ số thu đủ phí bảo hiểm =

Lượng phí phải thu trong kỳ

Hệ số trên càng gần với 1 thì công tác quản lý nguồn thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm càng tốt, phí bảo hiểm phải thu từ các hợp đồng đã ký kết thu được càng nhiều.

+ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gắn liền với việc cấp các hợp đồng (đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm) vì vậy quản lý doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng không tách rời quản lý ấn chỉ, đơn bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng quy trình quản lý ấn chỉ cụ thể, chặt chẽ, tránh bị lợi dụng và phải thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo.

Quy trình quản lý ấn chỉ đảm bảo bộ phận kế toán với chức năng giám sát phải quản lý tất cả các khâu liên quan đến ấn chỉ, từ nhập kho ấn chỉ đến cấp phát, quyết toán, kiểm tra tình hình sử dụng...

Việc quyết toán ấn chỉ gắn liền với quyết toán phí bảo hiểm, phải coi việc quản lý ấn chỉ như quản lý tiền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 - Đối với trường hợp bán lẻ, các nghiệp vụ bảo hiểm cá nhân (chủ yếu là các nghiệp vụ bảo hiểm xe máy, ô tô cá nhân, bảo hiểm con người, bảo hiểm tàu sông, tàu cá, bảo hiểm nhà tư nhân…) hoặc các nghiệp vụ có thời hạn bảo hiểm ngắn như bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài ngắn hạn, bảo hiểm khách du lịch trong nước, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa, sau khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, cán bộ/đại lý bảo hiểm phải thu tiền ngay của khách hàng, viết hoá đơn thu phí, lập bảng kê nộp phí và nộp tiền về phòng quản lý trong vòng 24h. Sau khi kiểm tra chứng từ, kế toán nhập vào chương trình kế toán để hoạch toán doanh thu.

- Đối với trường hợp bảo hiểm cho các khách hàng là tổ chức, các nghiệp vụ bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm từ máy tính như bảo hiểm tàu thuỷ, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt… ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm (cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm), bộ phận nghiệp vụ phải gửi thông báo thu phí bảo hiểm cho khách hàng và chuyển về bộ phận kế toán 01 bản hợp đồng và thông báo thu phí bảo hiểm để theo dõi.

- Kiểm soát các hợp đồng khách hàng đóng phí nhiều kỳ.

Cho khách hàng đóng phí nhiều kỳ thực chất là hình thức cho khách hàng nợ phí bảo hiểm. Khoản phí bảo hiểm phải thu của các kỳ chưa đến hạn thanh toán chưa được ghi nhận vào doanh thu để xác định kết quả kinh doanh nhưng cũng có tác động nhất định đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm. Để hạn chế tác động này các công ty bảo hiểm thường áp dụng các quy định sau:

Mọi hợp đồng bảo hiểm thanh toán làm nhiều kỳ đều phải quy định điều khoản: Thanh toán phí bảo hiểm kỳ thứ nhất chậm nhất là ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

Số tiền phí bảo hiểm thanh toán của từng kỳ, các kỳ thanh toán phải được xác định sao cho phí bảo hiểm luỹ kế thu được ít nhất phải tương ứng với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 khoảng thời gian đã bảo hiểm để tránh tình trạng khi quá hạn thanh toán của bất cứ kỳ thanh toán phí nào, nếu khách hàng chấm dứt hợp đồng thì không phải thu thêm khoản phí nào (khoản phí thu thêm này hầu như sẽ không thu được, dẫn đến phát sinh nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi).

- Kiểm soát các hợp đồng nợ phí bảo hiểm.

Nợ phí bảo hiểm là khoản phí bảo hiểm chưa thu được tiền nhưng đã được ghi nhận là doanh thu để xác định kết quả kinh doanh, xác định các khoản thuế phải nộp ngân sách (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp). Nợ phí càng lớn không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (bóp méo kết quả kinh doanh) mà đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm do chưa thu được tiền xong đã phải nộp thuế, chuyển phí tái bảo hiểm (nếu hợp đồng có liên quan đến tái bảo hiểm) và không có nguồn đầu tư, chi trả bồi thường.

Thông thường các đối tượng khách hàng sau sẽ được xem xét cho nợ phí bảo hiểm:

Khách hàng tham gia bảo hiểm là khách hàng truyền thống, có mối liên hệ thường xuyên, lâu dài với doanh nghiệp bảo hiểm (đã tham gia bảo hiểm ít nhất 02 năm liên tiếp).

Khách hàng thanh toán các kỳ phí đúng hạn (với hợp đồng thanh toán phí bảo hiểm theo kỳ), không có nợ phí tại thời điểm cho nợ.

Trường hợp khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh. Cụ thể khách hàng phải hoạt động có lãi trong năm tài chính gần nhất, không có các khoản vay ngân hàng quá hạn.

Trường hợp khách hàng là các tổ chức hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước thì phí bảo hiểm phải nằm trong dự toán ngân sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 18 tuổi trở lên, không bị tâm thần, ý thức được những việc mình làm), có thu nhập từ nguồn hợp pháp đảm bảo đủ khả năng trả nợ và phải được bảo lãnh bởi cán bộ, nhân viên có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định thời gian thanh toán nợ: Các doanh nghiệp phải quy định cụ thể thời gian thanh toán nợ phí bảo hiểm.

Việc giải quyết cho khách hàng nợ phí bảo hiểm phải được thực hiện bằng quy trình cụ thể để tránh tranh chấp và tình trạng chiếm dụng phí bảo hiểm.

Quy trình giải quyết cho nợ phí bảo hiểm: Khách hàng phải có đề nghị nợ phí hoặc gia hạn nợ (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cho nợ nhưng khách hàng do nguyên nhân khách quan không thanh toán nợ đúng hạn) gửi cho cán bộ khai thác bảo hiểm, cán bộ khai thác bảo hiểm xem xét đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, nhận xét quá trình tham gia bảo hiểm đối chiếu với các quy định của doanh nghiệp bảo hiểm về trường hợp được xem xét cho nợ phí, nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình đề nghị giám đốc duyệt cho nợ phí.

Tờ trình cho nợ phí phải có chữ ký của người trình, chữ ký của người đứng ra bảo lãnh, người đứng ra bảo lãnh phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong tờ trình để quy trách nhiệm trong trường hợp không thu hồi được các khoản nợ. Cùng với tờ trình là các tài liệu thu thập được kèm theo trong đó bắt buộc phải có báo cáo tài chính năm gần nhất nếu khách hàng là doanh nghiệp.

Tờ trình phải được lãnh đạo trực tiếp bộ phận xem xét (trưởng các phòng kinh doanh), có ý kiến trước khi trình lên người có thẩm quyền phê duyệt cho nợ.

Sau khi tờ trình cho nợ phí được người có thẩm quyền phê duyệt, bản chính của tờ trình được chuyển cho bộ phận kế toán để lưu hồ sơ theo dõi khoản nợ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Nợ phí bảo hiểm phải được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, từng hợp đồng bảo hiểm (đơn bảo hiểm), từng nghiệp vụ, thời hạn và số tiền phải thanh toán cho từng kỳ theo điều khoản thanh toán đã cam kết trong hợp đồng.

Hồ sơ nợ phí bảo hiểm phải được lưu trữ tại bộ phận kế toán và bộ phận nghiệp vụ trên cơ sở Hợp đồng bảo hiểm, bản sao hoá đơn hoạch toán doanh thu phí bảo hiểm, các văn bản thông báo phí bảo hiểm đến kỳ, các bản xác nhận nợ phí của khách hàng (nếu có) và bản sao các chứng từ tanh toán của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận nghiệp vụ và bộ phận kế toán phải cùng phối hợp theo dõi nợ phí bảo hiểm, trong đó bộ phận nghiệp vụ làm đầu mối tiếp xúc, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ phí bảo hiểm.

Định kỳ hàng tháng (vào cuối tháng), bộ phận kế toán và các phòng nghiệp vụ có khách hàng nợ phí phải đối chiếu số liệu về phí bảo hiểm bao gồm:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thu và chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo minh bắc ninh (Trang 29)