Theo báo cáo của Bộ Tài chính về thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013, hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của nhiều tên tuổi bảo hiểm quốc tế mới trong thị trường bảo hiểm Việt Nam đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, và tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tính đến nay, toàn thị trường có 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì trong đó có tới 7/23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như công ty bảo hiểm AAA, UIC, IAI... Sự góp mặt của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và sự phát triển của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đã làm cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng cao. Do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải xây dựng một quy trình quản lý thu và chi bồi thường để tránh thất thoát các khoản thu cũng như tăng uy tín của công ty.
Kết quả kinh doanh trong năm 2013, tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ trên 10.130 tỷ đồng, tăng 5,5% so với doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2012 là, chiếm tỷ trọng 45,37% so với tổng phí toàn thị trường là 22.330 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 nghiệp trong nước chiếm 94,86%, còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,14% (Bộ Tài chính, 2013).
Sở dĩ các doanh nghiệp phi nhân thọ Việt Nam trong những năm vừa qua đạt được mức phí cao như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản:
- Do số lượng các doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài trên thị trường ít (chỉ có 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
- Do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị hạn chế phạm vi kinh doanh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, họ chỉ được khai thác bảo hiểm trong một số sản phẩm bảo hiểm nhất định.
Với doanh thu phí cao, đến cuối năm 2013 tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp phi nhân thọ Việt Nam chiếm thị phần lớn như: Bảo Minh: 12%, Bảo Việt chiếm 21%, Pjico: 9%, PVI: 21%, còn lại là của Bảo Long, Viễn Đông, AAA, BIC, UIC, VIA…(Bộ Tài chính, 2013).