Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 54)

Bảng 2.8 Những hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (Khảo sát 192 CBQL, GV và CMHS) TT HÌNH THỨC GIÁO DỤC Kỹ NĂNG SỐNG ĐÁNH GIÁ Có sử dụng Không sử dụng Thứ bậc Số người (192) Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

1 Giáo dục KNS thông qua các bài giảng môn đạo đức, chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh...

192 100 0 0 1

2 Giáo dục KNS thông qua bài giảng các

môn học 180 93.7 12 0.6 3

3 Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại

177 91.6 15 0.78 4

4 Tổ chức sinh hoạt truyền thống, sinh

hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần 158 82.3 34 1.77 7 5 Tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về 116 60.4 76 4.0 9

những tình huống, những vấn đề có liên quan đến GD KNS cho học sinh

6 Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao, trò chơi 164 85.4 28 1.45 6 7 Đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt lớp

hàng tuần 169 88.5 23 1.2 5

8 Tổ chức câu lạc bộ rèn kỹ năng sống 186 96.8 6 0.3 2 9 Tổ chức các câu lạc bộ khác 134 69.8 58 30.2 8

Nhận xét: Qua phân tích thực tế, chúng tôi thấy rằng việc giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh chủ yếu thông qua việc dạy học môn đạo đức (100%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là lẽ dỹ nhiên bởi vì môn đạo đức là bộ môn giáo dục hành vi đạo đức, giáo dục giá trị sống và chuyên sâu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Những năm gần đây, việc giáo dục đạo đức, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quan tâm tổ chức các chuyên đề và chỉ đạo sát sao việc chú trọng dạy đạo đức, dạy đạo đức chính là cái gốc của việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh nên cả giáo viên và học sinh đều quan tâm đến môn học này hơn. Song đi sâu vào tìm hiểu việc giảng dạy và học tập bộ môn này thì cũng còn có điều bất cập như giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho môn học này, việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian thực hành, luyện tập cho học sinh v.v.

Hình thức tổ chức câu lạc bộ rèn kỹ năng sống đứng vị trí thứ 2, điều này chứng tỏ các nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng câu lạc bộ, giúp học sinh tích cực tự giác tham gia các hoạt động có tác dụng tốt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Song việc tổ chức câu lạc bộ rèn kỹ năng sống cần xây dựng nội dung chương trình cụ thể, giáo dục riêng về kỹ năng sống.

Theo đó, hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua bài giảng các môn học được đánh giá có tác dụng giáo dục kỹ năng sống cho các em ở thứ bậc thứ 3; Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, thăm quan dã ngoại (thứ bậc 4); Đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt lớp hàng tuần (thứ bậc

5); Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi (thứ bậc 6); Tổ chức sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần (thứ bậc 7); Tổ chức các câu lạc bộ khác (thứ bậc 8); Cuối cùng là tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về những tình huống, những vấn đề có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Nhìn chung, nhà trường đã quan tâm đến các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh tiểu học, song chưa sâu sắc, cần cụ thể, sâu sát hơn để các hình thức này được tiến hành thường xuyên, đồng bộ và phối hợp hài hòa, qua đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 54)