Các môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51)

chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3.3 Các môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cho học sinh

Bảng 2.6: Các môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

T T

Môn học và các hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống

CBQL, GV (111) Số lượng Tỷ lệ % Thứ bậc 1 Tiếng Việt 102 92.0 3 2 Đạo đức 111 100 1 3 Tự nhiên và Xã hội 94 85.0 4 4 Khoa học 91 82.0 6 5 Thể dục 57 51.3 13 6 Toán 45 40.5 14

7 Các môn năng khiếu 86 77.5 8

8 Tất cả các môn học 82 73.8 9 9 Hoạt động Đội 89 80.2 7 10 Hoạt động văn nghệ 82 73.8 9 11 Hoạt động xã hội 75 67.5 11 12 Hoạt động từ thiện 71 64.0 12 13 Hoạt động GD NGLL 108 97.3 2

14 Tham quan ngoại khóa 79 71.2 10

15 Chào cờ và SHTT 93 83.8 5

Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về những môn học và những hoạt động có thể đóng góp bồi dưỡng các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo thứ bậc sau:

Môn Đạo đức (thứ bậc 1), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 2), Môn Tiếng Việt (thứ bậc 3), môn Tự nhiên và Xã hội (thứ bậc 4), chào cờ và

sinh hoạt tập thể (thứ bậc 5), môn Khoa học (thứ bậc 6), hoạt động Đội (thứ bậc 7), các môn năng khiếu, Hoạt động văn nghệ, tất cả các môn học, tham quan ngoại khóa, hoạt động xã hội, từ thiện, môn Thể dục, môn toán.

Với kết quả bảng 2.6 và qua trao đổi phỏng vấn thì đội ngũ giáo viên được khảo sát đã đánh giá cao nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa gồm môn đạo đức, Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó đã góp phần thúc đẩy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả hơn. Trong quá trình học tập, các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó luôn đem lại sự hứng thú cho học sinh, đồng thời qua đó các em được hòa mình vào những sinh hoạt chung của lớp, của tập thể; các em được thể hiện hết năng khiếu, sở trường, sở đoản của mình.

Như vậy các ý kiến của giáo viên phù hợp với điều kiện thực tiễn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học hiện nay bởi vì đây là hoạt động giáo dục đang bắt đầu được chú trọng đưa vào giáo dục tích hợp trong nhà trường thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những bộ môn và các hoạt động được xếp thứ bậc cao là những bộ môn, những hoạt động đóng góp trực tiếp vào việc hình thành kỹ năng sống cho các em.

2.3.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Bảng 2.7: Những kỹ năng sống được nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh tiểu học

TT Những KNS

của học sinh tiểu học

Đối tượng khảo sát CBQL ( 21) GV (90) CMHS (81) SL % SL % SL % Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình 1 Kỹ năng tự nhận thức 13 62.0 62 68.8 50 62.0 2 Kỹ năng xác định giá trị 14 66.6 52 57.8 58 71.6 3 Kỹ năng làm chủ cảm xúc của bản thân 13 62.0 40 66,6 52 64.2

4 Kỹ năng kiềm chế căng thẳng 10 47.6 48 53.3 48 59.2 5 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 11 52.3 44 48.8 53 65.4 6 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 13 62.0 62 68.8 58 71.6

7 Kỹ năng tự trọng 11 52.3 52 57.8 54 66.7

Nhóm các kỹ năng phân biệt và sống với người khác

8 Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả 16 76.2 68 75.5 61 75.3 9 Kỹ năng lắng nghe tích cực 17 81.0 63 70.0 60 74.0 10 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 15 71.4 44 48.8 54 66.7 11 Kỹ năng thương lượng 13 62.0 38 42.2 46 56.8 12 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 11 52.4 49 54.4 52 64.2 13 Kỹ năng biết từ chối 12 57.0 44 48.8 50 61.7

14 Kỹ năng hợp tác 18 85.7 69 76.6 66 81.2

Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả

15 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 13 62.0 54 66.7 57 70.3 16 Kỹ năng tư duy phê phán 10 47.6 45 50.0 42 52.0 17 Kỹ năng tư duy sáng tạo 15 70,0 51 56.7 58 71.6 18 Kỹ năng ra quyết định 11 52.4 50 55.5 53 65.4 19 Kỹ năng giải quyết vấn đề 10 47.6 45 50.0 42 52.0 20 Kỹ năng đặt mục tiêu 9 42.8 36 41.1 37 45.6

Nhận xét: Kết quả các ý kiến khảo sát thể hiện ở bảng trên cho thấy: Các

đối tượng đều cho rằng nhà trường đã quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Song do bản chất của quá trình giáo dục và mức độ tác động khác nhau đối với học sinh tiểu học mà các kỹ năng sống của các em được quan tâm giáo dục ở mức độ khác nhau. Nhìn chung những kỹ năng sống để qua đó hình thành cho các em ý thức tập thể, tinh thần hợp tác và thói quen làm việc nơi công cộng được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều hơn như: Kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng làm quen với bạn mới, kỹ năng vứt rác nơi công cộng, kỹ năng giao tiếp trong sinh hoạt gia đình v.v.

Như vậy, các kỹ năng cần được hình thành và phát triển ở lứa tuổi học sinh tiểu học đã được các nhà trường quan tâm giáo dục cho các em. Đặc biệt những kỹ năng liên quan đến những bài học môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội trong chương trình thì được giáo viên quan tâm và hình thành cho các em tốt hơn. Điều đó cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần được quan tâm chú ý nhiều hơn nữa trong các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa v.v và cần có nội dung chương trình cụ thể, phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả hơn cho các em trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)