Các lực lượng, tổ chức quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49)

tiểu học

2.3.2.1 Các lực lượng tham gia thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Các lượng lực tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì kỹ năng sống là tích hợp của nhiều vấn đề trong cuộc sống do vậy với phương châm “Học đi đôi với hành” cầm só sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng để tạo thành sức mạnh trong việc giáo dục các em.

Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

STT LỰC LƯỢNG THỰC HIỆN TỶ LỆ

%

THỨ BẬC

1 Giáo viên bộ môn 10 5

2 Cha mẹ học sinh 37 1

3 Tổ chức Đoàn Đội 16 3

4 Giáo viên chủ nhiệm 17 2

5 Tổng phụ trách 15 4

Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy ý kiến của giáo viên về các lực lượng thực hiện bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo thứ bậc:

Cha mẹ học sinh (thứ bậc 1), Giáo viên chủ nhiệm (thứ bậc 2), Tổ chức Đoàn Đội (thứ bậc 3), Tổng phụ trách đội (thứ bậc 4), Giáo viên bộ môn (thứ bậc 5).

Kết quả thể hiện trong bảng cho ta thấy lực lượng chính để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chủ yếu là các lực lượng gồm cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đoàn đội.

Cha mẹ học sinh chính là những người gần gũi nhất với các em, hằng ngày, họ là những người thường xuyên sinh hoạt cùng các em, nên tất nhiên họ sẽ hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con em mình để từ đó có những uốn nắn, giáo dục để định hình kỹ năng sống cho con em mình.

Cùng với cha mẹ học sinh, tổ chức đoàn đội và giáo viên chủ nhiệm là hai lực lượng chính trong trường học có sự gần gũi và gắn bó nhiều hơn nhất với học sinh. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ đắc lực nhất cho cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.

2.3.2.2. Các tổ chức tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Bảng 2.5: Ý kiến của giáo viên về tổ chức hướng dẫn kỹ năng sống

cho học sinh STT TỔ CHỨC TỶ LỆ % THỨ BẬC 1 Gia đình 15 2 2 Nhà trường 9 3 3 Các tổ chức đoàn thể xã hội 1 4 4 Tất cả các ý kiến trên 75 1

Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy ý kiến của giáo viên về các tổ chức hướng dẫn kỹ năng sống cần bồi dưỡng cho học sinh tiểu học theo thứ bậc: Tất cả các tổ chức như gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội (thứ bậc 1); Gia đình (thứ bậc 2), Nhà trường (thứ bậc 3), Tổ chức đoàn thể xã hội (thứ bậc 4).

Qua nghiên cứu, 76.5% số khách thể nghiên cứu cho rằng tất cả các tổ chức các em học tập, sinh hoạt, vui chơi đều là những nơi giúp hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em học sinh lứa tuổi Tiểu học. Từ kết quả trên cho ta thấy rõ vai trò của môi trường sống, học tập, vui chơi đều có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cũng như kỹ năng sống cho trẻ.

Đồng thời qua kết quả khảo sát trên, chúng ta cũng thấy rằng để phát triển toàn diện nhân cách trẻ, không thể chỉ trông chờ vào một tổ chức duy nhất như gia đình, nhà trường hoặc chỉ có đoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Ngoài ra, công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Đoàn thể xã hội là một trong các nội dung quản lý của Hiệu trưởng nhà trường: Ban giám hiệu tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49)