Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh còn bị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 68)

bị hạn chế

Bảng 2.16. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về lý do hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh còn bị hạn chế

T T NGUYÊN NHÂN Ý kiến đánh giá của CBQL, GV Ý kiến đánh giá của CMHS SỐ LƯỢN G (111) TỶ LỆ THỨ BẬC SỐ LƯỢN G (81) TỶ LỆ THỨ BẬC 1 Trình độ dân trí 89 80.0 6 51 62.9 11 2 Phương pháp giáo dục 63 56.7 12 43 53.0 14

3 Khả năng nhận biết, học tập của học sinh. 29 48.3 15 40 49.3 15

4 Điều kiện xã hội 56 50.4 14 74 91.3 1

5 Hoàn cảnh gia đình. 59 53.1 13 54 66.6 10

6 Cha mẹ học sinh nuông chiều 101 90.9 3 70 86.4 3 7 Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài

xã hội

68 61.2 11 45 55.5 13

8 Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá

72 64.8 10 48 59.2 12

9 Các em ít có điều kiện luyện tập, thực hành

96 86.4 4 87 82.7 4

10 Các em ỷ lại gia đình 94 84.6 5 72 88.8 2

11 Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống

107 96.3 1 60 74.0 7

12 Gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống

104 93.6 2 64 79.0 5

13 Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi 82 74.7 7 37 45.6 16 14 Các em thiếu các sinh hoạt ngoại

khóa đa dạng

15 Tri thức của các em được học trong nhà trường chưa gắn với thực tế cuộc sống

74 66.6 9 58 71.6 8

16 Nhà trường chưa quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

15 25.0 16 56 69.1 9

* Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về lý do việc hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh còn bị hạn chế:

Qua kết quả bảng 2.16, chúng ta thấy việc hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh còn bị hạn chế là do chính bản thân các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống (thứ bậc 1), gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống (thứ bậc 2), cha mẹ học sinh quá cưng chiều con em (thứ bậc 3), các em ít có điều kiện thực hành, luyện tập (thứ bậc 4); Các em ỷ lại gia đình (thứ bậc 5); Trình độ dân trí; Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi, Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng; Tri thức của các em được học trong nhà trường chưa gắn với thực tế cuộc sống; Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá; Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội, vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa; Phương pháp giáo dục; Điều kiện xã hội; Hoàn cảnh gia đình; Khả năng nhận biết, học tập của học sinh…

Ngoài ra, khi có điều kiện giải trí thì trẻ lại mải mê với trò chơi điện tử, games, các thần tượng thời trang âm nhạc v.v. Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy hạn chế trong công tác quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học của hiệu trưởng các trường trong thời gian qua.

* Đánh giá của cha mẹ học sinh về lý do việc hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh còn bị hạn chế

Bảng 2.16 cho thấy việc đánh giá của cha mẹ học sinh về lý do việc hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh còn bị hạn chế được xếp theo thứ bậc như sau:

Điều kiện xã hội (thứ bậc 1), Các em ỷ lại gia đình (thứ bậc 2); cha mẹ học sinh nuông chiều con cái (thứ bậc 3), các em ít có điều kiện thực hành, luyện tập (thứ bậc 4); gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống(thứ bậc 5); Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng (thứ bậc 6); Các

em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống (thứ bậc 7); Tri thức của các em được học trong nhà trường chưa gắn với thực tế cuộc sống; Nhà trường chưa quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Hoàn cảnh gia đình; Trình độ dân trí; Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá; Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội; Phương pháp giáo dục; Khả năng nhận biết, học tập của học

sinh; Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi.

Nhìn chung, qua kết quả khảo sát cha mẹ học sinh, cho thấy các em hầu hết chưa hình thành được kỹ năng sống là do các điều kiện khách quan: xã hội, gia đình. Bản thân các em do phải học tập nhiều, thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội v.v và đặc biệt do dân trí, do gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống, do cả phương pháp giáo dục đã thực hiện, nội dung giáo dục chưa gắn với thực tế cuộc sống mà các em chưa hình thành được kỹ năng sống.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 68)