Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 71)

sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh

Qua phân tích những biểu hiện của học sinh tiểu học huyện Đông Anh, chúng tôi rất quan tâm đến lý do dẫn đến những kỹ năng sống thể hiện vi phạm đạo đức của học sinh tiểu học. Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV, CMHS bằng phiếu hỏi. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.17 dưới đây:

Bảng 2.17. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDKNS cho học sinh

TT Những yếu tố ảnh hưởng

Kết quả điều tra 180 CBQL, GV, CMHS

Số

lượng %

Thứ bậc 1 Đời sống kinh tế của người dân địa phương, nơi học

sinh đang sinh sống. 165 86.0 4

2 Biến đổi về tâm sinh lý ở học sinh. 140 73.0 10 3 Khả năng nhận biết, học tập của học sinh. 129 67.1 14

4 Hoàn cảnh gia đình. 101 52.6 15

5 Sự quản lý, giáo dục của cha mẹ học sinh. 179 93.2 1

6 Ảnh hưởng của bạn bè. 143 74,4 9

7 Sự quan tâm của các đoàn thể trong và ngoài nhà

trường tới việc GDKNS cho học sinh. 143 74,4 8

8 Các nội dung GDKNS 154 80.2 7

9 Các hoạt động GDKNS 132 68.7 12

10 Ảnh hưởng phong cách, thái độ, đạo đức của các

thầy cô giáo trong nhà trường. 175 91.1 2

11 Các phong trào thi đua, hoạt động tập thể. 164 85.4 5 12 Hình thức kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỉ luật. 130 67.7 13 13 Ảnh hưởng của phim, truyện, sách báo, mạng

Internet và các phương tiện truyền thông khác. 136 70.8 11 14 Lãnh đạo nhà trưởng quan tâm đến giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh 168 87.5 3

15 Phương pháp dạy học kỹ năng sống cho học sinh của

giáo viên 158 82.2 6

Nhận xét: Bảng 2.17 cho thấy: có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

- Yếu tố sự quản lý giáo dục của cha mẹ học sinh tiểu học (thứ bậc 1). Theo bảng trên thì yếu tố gia đình cũng là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh tế gia đình phát triển nên các em được chiều chuộng hơn, dễ dẫn tới ỷ lại vào cha mẹ. Việc chăm chút con cái của cha mẹ khiến một số em quá thụ động, ích kỷ, lười lao động, kỹ năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế. Một số khác lại quá bận rộn làm ăn buôn bán, bỏ mặc con cái, buông lỏng việc quản lý, giáo dục các em để các em quá tự do phát triển, khi được tiếp xúc với cuộc sống năng động song có khi xô bồ mà chính các em chưa đủ khả năng sàng lọc cái được, cái mất, các em dễ a dua và mắc phải sai lầm. Cũng có gia đình còn coi nhẹ chuyện học hành, rèn luyện đạo đức hoặc không quan tâm riêng đến con cái v.v. Sự thái quá hay thờ ơ của gia đình, nề nếp của gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, đạo đức, kỹ năng sống của các em.

- Yếu tố về đội ngũ giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (thứ bậc 2). Mặc dù đại đa số GV trong các trường tiểu học huyện Đông Anh có đủ trình độ và năng lực nghiệp vụ để chăm lo, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Họ chỉ tập trung vào bài giảng mà chưa quan tâm đến tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng đó, chưa nhiệt tình và tích cực với các phong trào hoạt động ngoại khóa tổ chức với học sinh nhà trường. Một số giáo viên có quan điểm phân biệt môn chính, môn phụ, chưa quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Cũng còn một số biểu hiện trách phạt học sinh chưa khách quan, chưa tâm lý, dù chỉ là hãn hữu, rất ít khi xảy ra song cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Yếu tố về lãnh đạo nhà trường quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (thứ bậc 3): Ban Giám hiệu mà trực tiếp là hiệu trưởng là người chèo lái con thuyền đưa tập thể trường có phát triển hay không, có khẳng định chất lượng giáo dục của trường hay không? Cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Đông Anh đều đạt trình độ trên chuẩn (100% có trình độ đại học, đã và đang tham gia các lớp về quản lý giáo dục), phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý. Sự nỗ

lực của các đồng chí cán bộ quản lý trong việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức là tấm gương khích lệ giáo viên và học sinh trong công tác và học tập. Một số cán bộ quản lý có kinh nghiệm song còn dựa vào kinh nghiệm, thiếu tính sáng tạo, chưa mạnh dạn chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục đạo đức nói chung, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói riêng.

- Yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương : ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng sống thể hiện hành vi đạo đức của học sinh tiểu học. Trong những năm gần đây, tốc độ thương mại hóa phát triển mạnh mẽ, diện mạo kinh tế huyện Đông Anh cùng với sự phát triển của thủ đô đã có nhiều khởi sắc. Song đây cũng chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phối kết hợp với nhà trường để quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một bộ phận người dân được tiền đền bù của dự án lấy đất nông nghiệp, hoặc có đất bán đi, thích sống lối sống hưởng thụ, ngại lao động, muốn kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng bằng cờ bạc, lô đề v.v. Nếp sống đó ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục đạo đức học sinh, có em có suy nghỹ “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”. Một bộ phận khác là dân ngoại tỉnh khó khăn đi tỉnh khác tìm kiếm công việc dẫn đến không quan tâm đến gia đình, con cái... Bộ phận khác nữa, mở quán bán hàng, giao tiếp với nhiều kiểu người v.v. Chính vì thế, sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội tác động không nhỏ đến cách nghỹ, hành vi, thái độ của tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Nhìn chung, nhà trường có những ảnh hưởng rất lớn đối với công tác GDKNS cho học sinh, hầu như học sinh tiểu học ở trường 2 buổi/ngày nên mọi hoạt động của trường, mọi lời nói, phong cách,thái độ, đều có vai trò nhất định trong việc GDKNS cho học sinh.

Kết luận chương 2

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống trong các trường tiểu học huyện Đông Anh đã đạt được một số thành tích cơ bản, những năm gần đây đạo đức của học sinh ở các trường tiểu học đã có những chuyển biến tích cực, đó là do hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đã được triển khai chỉ đạo theo đúng kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh. Các nhà trường thực hiện giáo dục lồng ghép trong các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể v.v. Trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội. Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường tiểu học đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh tiểu học.

Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế, đó là nhận thức của CBQL, giáo viên và các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống còn mờ nhạt; việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống của CBQL cũng như giáo viên chưa thật sát sao, chi tiết; các nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống chưa thật sáng tạo, chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh; việc phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường còn chưa phát huy được hết tiềm năng của những tổ chức này trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; chưa phát huy được tính gương mẫu của giáo viên về đạo đức, lối sống và nhân cách nhà giáo để học sinh noi gương; việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật còn cả nể, chưa kịp thời v.v. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự biến đổi thực sự về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và những người tham gia làm các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đồng thời hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải thực sự được Ban Giám hiệu mà trực tiếp là hiệu trưởng các nhà trường tâm huyết, đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả thì chất lượng giáo dục kỹ năng sống mới đáp ứng được đòi hỏi của giáo dục và yêu cầu của xã hội.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn Huyện Đông Anh - Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 71)