Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 40)

cho học sinh tiểu học

Để đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, cần phải xem xét đến các yếu tố sau:

* Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Vai trò của Ban giám hiệu sẽ quyết định tới chất lượng hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Ban giám hiệu nhà trường có nhận thức đúng đắn, chú trọng tới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống hoặc đặc biệt quan tâm tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Có như vậy hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng sẽ đạt những hiệu quả nhất định.

* Đội ngũ giáo viên

Hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc vào chất lượng giáo dục kỹ năng sống được tạo ra trong quá trình giáo dục. Vai trò người thày có ảnh hưởng lớn trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các bài giảng, qua tổ chức các hoạt động tập thể và chính bằng nhân cách người thày. Phong cách, đạo đức người thày ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục học sinh. Chính vì thế, người giáo viên cần phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

* Nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống

Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của xã hội. Các chương trình giáo dục kỹ năng sống được coi là hiệu quả thì phải đưa ra mô hình thực tế về kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề/ ra quyết định (học để biết), các kỹ năng tự kiểm soát bản thân, đương đầu với những cảm xúc và tình cảm (học để tự khẳng định) và các kỹ năng giao tiếp liên nhân cách (học để chung sống với mọi người) cũng như các kỹ năng thực hành (học để làm) để thực hiện được các hành vi mong muốn.

Gia đình là một trong những yếu tố tác động trực tiếp, liên tục, thường xuyên tới việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nền nếp của gia đình ảnh hưởng lớn đến tâm lý, đạo đức, kỹ năng sống của học sinh.

* Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục cần phải lành mạnh, an toàn và có khả năng bảo vệ. Để quản lý giáo dục kỹ năng sống hiệu quả cần phải coi trọng môi trường giáo dục, không chỉ ở trong nhà trường mà còn ở gia đình và trong cộng đồng. Cần phải kết hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các điều kiện bổ sung như chính sách phát triển một môi trường tâm lý xã hội thuận lợi và gắn với cộng đồng.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã tổng thuật một số khái niệm cơ bản như kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, quản lý trường học, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau khi trình bày tóm tắt về trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, luận văn đã đi sâu nghiên cứu những lí luận cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Những nghiên cứu lí luận trong chương 1 là cơ sở để khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sống, nhân tố cần thiết trong hình thành, phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, giúp các em có kinh nghiệm ứng xử phù hợp. Nó là thước đo của sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ của học sinh, là thước đo sự quan tâm giáo dục của nhà trường đối với thế hệ trẻ của đất nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao? Muốn vậy cần những điều kiện nào để nó đạt hiệu quả? Phải chăng hoạt động quản lý của các nhà quản lý ở trường tiểu học sẽ là điều kiện tiên quyết? Nếu đúng vậy họ cần phải có các biện pháp quản lý phù hợp mới có thể thực hiện có kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong xã hội hiện nay. Những biện pháp này không chỉ được đề xuất dựa trên nền tảng lí luận đã được trình bày ở chương 1 mà còn trên cơ sở của những phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ở chương 2; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Đông Anh ở chương 3 dưới đây.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)