Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 70)

sinh Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh

* Ưu điểm

Qua khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, cho thấy CBQL các nhà trường đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động GD KNS, triển khai xây dựng kế hoạch, có những chỉ đạo đối với tổ chuyên môn, giáo viên Tổng phụ trách… đã quan tâm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng GD KNS cho giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện về CSVC, tạo động lực cho quá trình GD KNS, duy trì được chế độ kiểm tra đánh giá; phối hợp với các lực lượng GD KNS v.v.

Phần lớn các em học sinh Tiểu học đã nhận thức và bước đầu hình thành được những kỹ năng sống cơ bản cho mình. Điều này cho thấy, việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các môn học ở tiểu học cùng với phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai có hiệu quả. Giáo viên quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho các em, hình thành cho các em những kỹ năng, tố chất phù hợp cần có của thế hệ trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Các em học sinh đã có ý thức hơn trong việc trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để biết

cách ứng xử trong các mối quan hệ, hòa nhập, hội nhập để cùng chung sống với mọi người.

* Hạn chế

Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu; chưa đặt yêu cầu GD KNS thành những quy định thi đua; Kỹ năng sư phạm về GD KNS của một bộ phận giáo viên còn hạn chế…Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn mang nặng tính lý thuyết và chưa mang tính thực hành để hình thành thói quen, kỹ năng cho các em. Cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng yêu cầu v.v.

Chúng ta nhận thấy vẫn còn tình trạng học sinh Tiểu học trên địa bàn Huyện Đông Anh lúng túng trong các mối quan hệ, vi phạm kỷ luật, nội quy nhà trường, bị tai nạn thương tích, ham chơi games v.v ngày càng có chiều hướng gia tăng. Phần lớn là do chính bản thân các em chưa trang bị đầy đủ cho bản thân những kỹ năng cần thiết phải có trong cuộc sống để tự mình làm chủ bản thân, vươn lên trong cuộc sống.

Tất cả những tồn tại trên đòi hỏi Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp chỉ đạo đồng bộ, cụ thể, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 70)