Thực trạng về các kỹ năng sống hiện có của học sinh Tiểu học huyện Đông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 45)

Đông Anh

Bảng 2.3: Đánh giá về các kỹ năng sống đã có của học sinh Tiểu học huyện Đông Anh

TT Biểu hiện KNS

của học sinh tiểu học

Đối tượng khảo sát

CBQL ( 21) GV (90) Cha mẹ HS (81) SL % SL % SL %

Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình

1 Kỹ năng tự nhận thức 11 52.3 44 48.9 43 53.0 2 Kỹ năng xác định giá trị 9 42.8 53 60.0 44 54.3 3 Kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân 11 52.3 51 51.1 45 55.5 4 Kỹ năng kiềm chế căng thẳng 10 47.6 41 45.5 55 68.0 5 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 12 57.1 39 43.3 45 55.5 6 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 10 47.6 45 50.0 53 65.4

7 Kỹ năng tự trọng 8 38.0 39 43.3 56 69.1

Nhóm các kỹ năng phân biệt và sống với người khác

8 Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả 9 42.8 53 60.0 51 63.0 9 Kỹ năng lắng nghe tích cực 9 42.8 50 55.5 53 65.4 10 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 8 38.0 48 53.3 57 70.3 11 Kỹ năng thương lượng 8 38.0 44 48,8 42 51.8 12 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 10 47.6 46 51,1 37 45.6

13 Kỹ năng biết từ chối 11 52.3 50 55.5 42 51.8

14 Kỹ năng hợp tác 13 62.0 52 58.8 46 57.0

Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả

15 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 12 57.1 45 50.0 50 62.0 16 Kỹ năng tư duy phê phán 8 38.0 32 35.5 38 47.0 17 Kỹ năng tư duy sáng tạo 9 42.8 38 42.2 53 65.4 18 Kỹ năng ra quyết định 9 42.8 33 36.6 44 54.3 19 Kỹ năng giải quyết vấn đề 10 47.6 42 46,6 39 48.2 20 Kỹ năng đặt mục tiêu 7 33.3 29 32.2 34 42.0

Nhận xét: Theo kết quả tự đánh giá của các trường tiểu học trong huyện, theo đánh giá của huyện Đông Anh, qua nhận xét của Hội cha mẹ học sinh, trong những năm gần đây, biểu hiện kỹ năng sống thể hiện đạo đức của học sinh ở các trường tiểu học trong huyện có những mặt tích cực sau:

Nhìn chung, học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn, kỹ năng sống thể hiện đạo đức học sinh tiểu học là tốt, tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt 100%. Các biểu hiện tốt nhiều hơn các biểu hiện xấu. Hầu hết học sinh thực hiện tốt nội quy, điều lệ nhà trường, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức chăm sóc, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Các em nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nơi công cộng, pháp luật của nhà nước.

Đa số học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt. Các em xác định được mục tiêu học tập nên số lượng học sinh chăm chỉ chiếm tỷ lệ cao, có nhiều học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Các em thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên và nhà trường, trung thực trong kiểm tra, thi cử.

Phần lớn học sinh tiểu học huyện Đông Anh có lối sống lành mạnh, biết kính trọng người lớn tuổi, biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia lao động những việc vừa sức, phù hợp. Các em có lòng tự trọng, tinh thần giúp đỡ mọi người, tương thân, tương ái, tích cực hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Các em có kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội, có thái độ phê phán

lối sống buông thả của một số thanh thiếu niên trong địa bàn sinh sống và những biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đạo đức tốt của học sinh vẫn còn một số những biểu hiện chưa ý thức của học sinh về kỹ năng sống như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự học ở nhà, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch. Học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách vì vậy các em phải được học tập và thực hành nhiều kỹ năng sống. Song đi vào các kỹ năng cụ thể thì các đối tượng được hỏi khi đánh giá về mức độ thực hiện các kỹ năng sống so với yêu cầu đặt ra còn hạn chế. Thể hiện ở chỗ: cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng các em học sinh tiểu học chưa thực hiện tốt các kỹ năng nêu ra (thể hiện không có kỹ năng nào được đánh giá ở mức cao).

* Đối với cán bộ quản lý, giáo viên:

Khi được hỏi về mức độ thực hiện kỹ năng của các em, các cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng trong 20 kỹ năng được liệt kê thì kỹ năng giao tiếp được đánh giá cao nhất. Điều này thể hiện lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, các em rất thích các hoạt động tập thể, thích được làm quen và giao tiếp với các bạn. Vì vậy nhóm bạn của các em ngày càng phát triển, ngày càng giúp các em mở rộng tri thức, kỹ năng.

Kỹ năng đặt mục tiêu của các em được đánh giá là thấp nhất (30%). Các em hoạt động hầu như chưa có kế hoạch, không biết đặt mục tiêu trong học tập cũng như trong cuộc sống của bản thân. Việc học trên lớp cũng như các công việc trong cuộc sống có khi đòi hỏi phải có người lớn như cô giáo và bố mẹ đôn đốc, nhắc nhở. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cũng được đánh giá chưa cao. Bởi vậy, học sinh dễ dẫn đến hiện tượng tranh giành, cãi nhau thậm chí còn có đánh nhau.

* Ý kiến của cha mẹ học sinh:

Nhìn chung cha mẹ học sinh đánh giá con mình ở mức độ cao hơn là giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý giáo dục. Họ cũng có ý kiến đánh giá tương đồng là con họ có kỹ năng giao tiếp với bạn bè là tương đối tốt, nhưng kỹ năng đặt mục tiêu, tự phục vụ bản thân là chưa cao. Điều này phản ánh đúng thực trạng lứa tuổi học sinh tiểu học khả năng tự lập, tính độc lập còn thấp.

Trong cuộc sống chưa thể tách ra khỏi sự kèm cặp chỉ bảo tận tình của người lớn. Và qua đây thấy rõ vai trò rất lớn của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Điều đó càng khẳng định sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng như cần phải có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)